Drone, thú chơi mới cho người Việt

Monday, June 1, 2015

Drone, máy bay không người lái, nó có thể mang bất kỳ hình thù gì miễn không có người lái & được điều khiển từ xa.
Cũng nên biết rằng, trước khi Drone được thương mại thì nó chỉ được sử dụng cho quân sự. Giống như những chiếc máy bay ném bom không người lái mà quân đội Mỹ đã tấn công IS. Hay gần đây, trong diêu phẩm Fast & Furious 7, có đoạn máy bay không người lái truy sát nhóm của anh Dom vây đó!
Nhưng ta cũng có thể lầm với loại máy bay có động cơ xăng cũng được điều khiển từ xa mà dân Sài gòn đã chơi từ lâu. Điểm nhận dạng Drone là nó có dạng khung vuông hoặc tròn. Phổ biến nhất trong làng công nghệ là 3 dạng thiết kế khung: phổ biến nhất là dạng chữ X với 4 cánh quạt (quadcopter), 6 cánh quạt (hexacopter), hoặc 8 cánh (octacopter) tạo thành khung tròn. Những chiếc Drone "dân sự" này sử dụng pin làm nhiên liệu & điều khiển bằng bộ điều khiển riêng hoặc các "app" để điều khiển trên điện thoại.
Đối với các thiết bị giá rẻ, việc ghi hình thực hiện 1 cách cơ bản & khó quản lý được góc máy khi chúng không hỗ trợ tính năng truyền hình trực tiếp. Khi đó, người dùng phải tìm đến giải pháp là sử dụng các "Action Cam" hỗ trợ truyền hình trực tiếp như GoPro chẳn hạn hoặc mua các thiết bị cap ấp hơn để có thể xem trực tiếp trên smartphone hoặc tablet.

Phantom của DJI
AR Drone của Parrot
Gã khổng lồ trong lĩnh vực Drone là DJI. Năm 2014 với doanh thu 500 triệu USD & đang tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài để tiếp bước thành công với con số mong đợi cuối năm 2015 là 1 tỷ USD
Inspire 1 của DJI
Hiện có hàng trăm công ty sản xuất Drone trên thế giới. Nổi bật những cái tên cung cấp cho dân chơi phổ thông là DJI, Parrot, 3D Robotics, Yuneec, Ehang, Hubsan, Blade, Walkera, Apollo, Syma...với đa phần xuất xứ từ Trung Quốc. Những sản phẩm của các hãng này dễ tiếp cận với người chơi bởi cái giá cũng như dễ dàng điều khiển so với các sản phẩm từ phương Tây chuyên nghiệp hơn & điều khiển cũng phức tạp hơn & cái giá khó mà "rớ" tới, 100 ngàn USD.
"Tiền nào của nấy" luôn luôn đúng. Drone có giá 1-2 triệu không phải không có, nhưng các chuyên gia nói rằng nó chỉ làm ta thêm thèm khát mà thôi. Thông thường người mới chơi Drone chọn những giá rẻ để tập làm quen với cách điều khiển & với loại này pin thường không vượt qua 30 phút.
Khi đam mê thấm vào...máu thì đòi hỏi người chơi phải có điều kiện "đầu tiên" là "tiền đâu", mà phải nhiều mới được. Vì khi đó người chơi phải mua cái tốt hơn hoặc nâng cấp linh kiện cho xứng với niềm đam mê. Lấy ví dụ như cục pin của chiếc Phantom nổi tiếng của hãng DJI hoạt động khoảng 30 phút nhưng người chơi phải tốn 2 triệu đồng để thay. Hoặc các camera tích hợp trên Drone không thỏa mãn người chơi thì những camera Full HD thay thế cũng phải tốn cả chục triệu đồng. Và còn nhiều thứ khác thay thế nữa như cánh quạt, khung bảo vệ, pin mở rộng, máy quay, vali bảo vệ, balo...
Đây đúng là thú chơi tốn tiền. Và những người chơi hiện nay tại VN ta đa phần là làm kinh doanh hình ảnh hoặc nghiên cứu khoa học. Mơ ước của người chơi tại VN là những chiếc Phantom của DJI, AR Drone của Parrot hay Iris của 3D Robotics...

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter