Bí quyết chọn loa cho Ampli đèn

Thursday, May 8, 2014

Ampli đèn ngày nay được nhiều người nghe nhạc quan tâm bởi chất âm ấm áp, dịu dàng, giàu nhạc tính...Tuy nhiên, 1 cặp loa tốt là điều kiện rất cần thiết để ampli đèn phát huy được tối đa ưu thế của mình. Vây bí quyết để chọn & ghép loa với ampli đèn là như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết này.

 









Cấu tạo của tầng công suất ampli
Tầng công suất của ampli đèn thường được thiết kế theo 2 mạch điện cơ bản sau:
Mạch công suất đẩy kéo (PP hay push-pull): là loại mạch điện thường gặp nhất trong các ampli hàng hiệu của các hãng. Nguyên lý làm việc của mạch PP yêu cầu tầng công suất phải có tối thiểu 2 đèn giống nhau. Mỗi đèn phụ trách khuếch đại nột nữa chu kỳ tín hiệu âm thanh, trong khi đèn này làm việc thì đèn kia "tạm nghĩ" & ngược lại, hiệu suất mạch điện đẩy kéo khá cao, vì thế mà cũng dễ đạt được công suất ra lớn. Thông thường mạch PP được phân cực (bias) để chạy ở class AB. Mạch đẩy kéo có thể dùng biến thế xuất âm hoặc không dùng biến thế xuất âm (OTL-Output Transfomer less).
Hầu hết các mẫu ampli đèn cũ hoặc mới bán trên thị trường VN như Audio Research, VTL, Luxman, Luxkit, sansui, Healthkit, Eico, Fisher v.v. đều ráp theo mạch đẩy kéo.

Mạch công suất đơn (SE hay Single -end): là loại mạch điện ít gặp trong các amlpi thương mại hơn ampli đểy kéo bởi công suất ra của mạch SE nhỏ hơn so với đẩy kéo. Mạch SE chỉ cần tối thiểu 1 đèn công suất, đèn này khuếch đại cả 2 nửa chu kỳ của tín hiệu âm thanh. Ưu điểm vượt trội của mạch single-end là âm thanh rất tự nhiên, ngọt ngào giàu nhạc tính. Nhưng nhược điểm của loại ampli SE là công suất ra tương đối hạn chế, khoảng 10W trở lại, kén chọn loa hơn mạch PP. Mạch single-end chỉ có thể chạy theo class A mà thôi.
Trước đây, trên thị trường VN rất hiếm amlpi single-end nhưng hiện nay thì đã có nhiều hơn.

Độ nhạy & trở kháng của loa: bộ loa là yếu tố quyết định đến cái gọi là "chất âm" của hệ thống nghe nhạc. Một bộ loa có nhiều thông số kỹ thuật nhưng chọn loa cho amlpi đèn, điều quan trọng nhất là độ nhạy & trở kháng của loa.
Độ nhạy loa: độ nhạy của loa là khái niệm về mức độ kêu to hay nhỏ (thanh áp) của 1 chiếc driver hay 1 bộ loa khi đưa vào nó 1 công suất nhất định, thường đo điểm ở công suất 1W. Theo lý thuyết, yêu cầu tối thiểu về độ nhạy của loa so với công suất của ampli như sau:
(Công suất ra của ampli) 3W hoặc thấp hơn = 94 db (Độ nhạy tối thiểu của loa)
                                                                     8W = 90 db
                                                                   15W = 88 db
                                                                   25W = 86 db
Đó là những hướng dẫn có tính lý thuyết chung, trên thực tế cho phép thay đổi 1 chút  phụ thuộc vào trở kháng loa, loại nhạc mà bạn nghe, kích thước phòng nghe & mức âm lượng ta thường nghe.
Độ nhạy của loa và công suất cần có của ampli có mối quan hệ rất chặt chẻ, ampli có công suất ra càng nhỏ càng cần loa có độ nhạy cao. Trên 1 số thùng loa hoặc tài liệu hướng dẫn có ghi rõ độ nhạy của loa. Tuy nhiên, độ nhạy đó được đo trong phòng tiêu chuẩn, tức là đo trong phòng câm (phòng tiêu âm tuyệt đối yên tĩnh - anechoic), với công suất đưa vào loa là 1W & micro của máy đo độ nhạy được đặt cách loa đúng 1m. Trong thực tế, phòng nghe của ta , do cấu trúc khác với phòng câm & vị trí ngồi nghe thường cách xa hơn 1m nên độ nhạy thực tế có thể khác biệt khá nhiều so với lý thuyết. Theo kinh nghiệm, loa ghép với ampli đèn nên có độ nhạy tương đối cao (có dư càng tốt) thì mới phát huy hiệu quả & thể hiện được hết cái hay của âm nhạc.
Môt điểm cần lưu ý, do đặc tính sinh học của tai người, trên cùng 1 đôi loa, để cảm giác nghe thấy âm thanh từ loa phát ra to lớn gấp đôi, công suất ampli phải lớn gấp 4 lần trước đó chứ không phải là chỉ cần lớn gấp đôi. Có thể lấy ví dụ trên cùng 1 đôi loa có độ nhạy 94db, 1 ampli 7W dùng đèn 300B nghe cũng không mạnh mẽ hơn quá nhiều so với ampli dùng đèn 2A3 công suất chỉ có 3W. Đây cũng là điểm chú ý khi ta đi chọn lựa & mua ampli.
Trở kháng loa: đèn điện tử có trở kháng ra rất lớn, lại đánh vào loa  có trở kháng nhỏ (4-16 Ohm) nên cần phải có biến áp xuất âm để phối hợp 2 mức trở kháng chênh lệch này cho phù hợp. Trong phần lớn các ampli đèn, đầu ra loa thiết kế có 3 mức trở kháng ra là 4/8/16 Ohm đề có thể phù hợp với mọi loại loa trên thị trường. Tuy nhiên kinh nghiệm của người chơi đồ đèn lâu năm cho biết, không nên ghép loa 4 Ohm vào ampli đèn, âm thanh sẽ không hay. Trở kháng loa thích hợp cho ampli đèn là 6-8 Ohm trở lên (thậm chí trong 1 số loa đời cổ, trở kháng còn là 15-16 Ohm.
Đối với ampli đèn chạy theo mạch không biến áp suất - OTL, trở kháng loa lại càng quan trọng hơn. Loại OTL chỉ chạy tốt với loa 16 Ohm trở lên. Nếu loa 6-8 Ohm, khi vặn to âm thanh thường méo rất rõ rệt.
Raysonic - SP 300. Giá: $2,556.00

















Master Sound - Integrated Dueundici Amplifier. Giá: $3,395,00
 Master Sound - Integrated Evolution 845 Amplifier. Giá: $12,995,00
Cách chọn loa cho ampli đèn
So với ampli bán dẫn, ampli đèn thường có công suất lý thuyết nhỏ hơn khá nhiều. Công suất điển hình của ampli đèn đẩy kéo (Push Pull) phổ thông thường là 25 - 60W, của ampli single-end là 2- 20W.
Đối với ampli đẩy kéo, tùy công suất ra, ta có thể chọn những cặp loa có độ nhạy tương xứng. Kinh nghiệm thực tế cho thấy như sau:
Chọn độ nhạy thực tế như trên cho phép ampli của ta "đánh" một cách tương đối thoải mái, không bị quá sức. Tất nhiên nếu ampli mạnh hơn càng tốt.
Đối với ampli single-end , cần có độ nhạy cao hơn do công suất ra nhỏ hơn ampli đẩy kéo. Kinh nghiệm thực tế như sau:
Độ nhạy theo kinh nghiệm thực tế của các bảng trên phần lớn được thử nghiệm trong phòng có kích thước từ 24 đến 20 mét vuông và ở mức nghe vừa phải. Nếu ta nghe trong phòng lớn hơn với âm lượng cao hơn thì độ nhạy thực tế của loa cần chọn cao hơn.
Theo thực tế của các chuyên gia Stuff đánh giá, nếu ta là người ưa nhạc cổ điển, jazz, hòa tấu, vocal...thì trong phòng nghe 20 mét vuông, chỉ cần cặp loa có độ nhạy 98db với 1 ampli đèn 10W/ 1 kênh là đủ.
Sam Telling & Ron Wellborne (Mỹ) & nhiều dân chơi nhạc trên thế giới cũng cho biết họ đã thử ampli 2A3 single-end (3W), mà kết quả chấp nhận được. Tất cả phụ thuộc vào cách nghe. Người nghe to chưa chắc là người nghe tinh, ampli mạnh không chắc là ampli hay.

Những dòng loa cho ampli đèn
Với chiếc ampli đèn "khó tính", việc phối ghép bộ loa cho nó là cả 1 nghệ thuật & là cả 1 sự công phu, đòi hỏi khá nhiều thì giờ, công sức & tài chính của ta thì mới có kết quả mỹ mãn. Tạp chí Stuff giới thiệu cho ta những những hãng làm củ loa & thùng loa đặc sắc trên thế giới mà sản phẩm của họ là những "đối tác truyền thống"  của ampli đèn. Hình ảnh minh họa cho từng hãng
Advantgarde Acoustic: hãng loa kèn nổi tiếng về chất lượng âm thanh của Đức, sản phẩm đắt tiền, độ nhậy cực cao (97-107 db) chuyên dụng với ampli SE.

















BD-Design: hãng loa kèn của Hà Lan với sản phẩm Oris horn, dùng driver của hãng Lowther, chuyên dụng cho ampli SE














Edgahorn: loa Mỹ, chế tạo dạng loa kèn, độ nhạy cao chuyên dùng cho ampli SE.












JBL: hãng loa Mỹ, sản phẩm rất đa dạng, nổi tiếng với dòng loa studio monitor, có thể dùng với ampli PP và SE.



















Klipsch: hãng loa Mỹ, sản phẩm dùng với ampli PP và SE.
 













TAD (Technical Audio Devices): hãng loa Nhật, nổi tiếng độ nhạy cao, hay dùng trong studio. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.

















Tannoy: dòng loa đồng trục Anh Quốc nổi tiếng về độ trung thực và độ nhạy cao, giá cao. Sản phẩm dùng với ampli PP và SE.

 















Zingali: hãng loa của Italia. Độ nhạy cao (95 – 100dB), loa treble dạng kèn gỗ. Dùng cho ampli SE.

















Lowther: hãng loa Anh quốc với các sản phẩm loa toàn dải rất nổi tiếng về độ nhạy cao (96 - 99 dB), chuyên dùng với ampli SE.



 





















AER: hãng làm loa toàn dải độ nhạy cao ở Stuttgart - Đức

















Fostex: hãng loa toàn dải nổi tiếng Nhật Bản, sản phẩm được nhiều người dùng.














Ngoài ra, còn có rất nhiều loại củ loa đời cổ của châu Âu như Telefunken, Philips, Saba...và nhiều hãng loa của Mỹ cổ xưa cũng rất phù hợp với ampli đèn công suất nhỏ.

Hy vọng bài viết này sẽ ít nhiều giúp cho những ai chập chững bước vào thế giới của âm thanh, đặc biệt là chọn lựa mua cặp loa xứng đôi vừa lứa với cái ampli đèn.
(nguồn Stuff Việt Nam)

Comments

One Comment

RSS

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter

Archives