Năm 1945 sau khi quân đội Nhật
thắng Pháp tại Việt Nam, cũng như tinh thần võ sĩ đạo nhật vang danh trên thế
giới, môn võ Nhật, lúc bấy giờ, là môn Nhu Đạo (Judo) và môn Nhu Thuật
(Jiu-Jitsu) rất được quần chúng Việt Nam ngưỡng mộ. Những vị giáo sư người
Nhật đầu tiên đến giảng dạy môn võ Nhật tại Việt Nam như: giáo sư Zonka, giáo
sư Nakazono, giáo sư Watanabe, giáo sư Ishikawa, giáo sư Ishida, giáo sư Choji
Suzuki, và ba giáo sư người Pháp Henri Buchet, Conginie, Tarquiny. Các giáo sư
Nhu đạo người Việt Nam lần lượt hồi hương từ ngoại quốc như các vị giáo sư Hồ
Cẩm Ngạc, giáo sư Phạm Lợi, giáo sư Thái Thúc Tuấn, giáo sư Đặng Thông Trị, và
giáo sư thượng tọa Thích Tâm Giác. Tại quốc nội, trên bước đầu sơ sinh của môn
Nhu đạo, một số giáo sư nhu đạo người Việt Nam đầu tiên được đào tạo đáng kể
đến như giáo sư Phạm Đăng Cao, giáo sư Phan Văn Quan, giáo sư Vương Quang Ba,
giáo sư bác sĩ Nguyễn Anh Tài, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Trần Xuân Kim, và
giáo sư Trần Xuân Kính. Tất cả những vị giáo sư này đều là những vị góp công
đầu tiên trong việc khai sinh phong trào nhu đạo (judo) nói riêng và các môn
võ Nhật nói chung tại Việt Nam.
Trong những vị giáo sư Nhu đạo
người Việt Nam hồi hương từ ngoại quốc, đáng kể nhất là giáo sư Hồ Cẩm Ngạc,
ông trở về nước từ đầu năm 1948, sau bảy năm du học tại Nhật Bản (từ 1941 đến
1947). Giáo sư Hồ Cẩm Ngạc sinh 1923 tại Sài Gòn tử nạn ngày 01/03/1965 tại
Sài Gòn. Năm 1935, bắt đầu học võ Thiếu Lâm với vị thầy Trung Hoa (vị này là
bạn của thân phụ của ông). Năm 1941, du học Nhật Bản bắt đầu học võ Không Thủ
Đạo (Karate-do) với giáo sư Zenkoshan thuộc võ phái Shotokan. Năm 1943, đồng
thời theo học Nhu Đạo (judo) tại trường Kodokan. Sau đó ông theo học môn kiếm
đạo (Kendo) và Hiệp khí đạo (Aikido) tại trường Yosheikan. Vào thời đó, giáo
sư Hồ Cẩm Ngạc là người Việt đầu tiên tốt nghiệp các bộ môn võ Nhật Judo,
Karate-do, kendo và Aikido tại Nhật Bản. Đầu năm 1950, ông mở phòng dạy võ Nhu
đạo tại vận động trường Phan Đình Phùng, Sài Gòn. Năm 1956, giáo sư Hồ Cẩm
Ngạc đã xuất bản quyển “Nhu đạo tạp phương”.
Tại Sài Gòn, Chợ Lớn và Gia Định,
giáo sư Hồ Cẩm Ngạc đã thành lập những phòng tập Nhu đạo lần lượt như sau: năm
1961 tại trung tâm sinh hoạt thanh niên (đường Đồng khánh, Chợ Lớn, khu Đại
Thế Giới cũ); năm 1962, tại góc đường Duy Tân và Hồng Thập Tự (về sau là trụ
sở Tổng hội Sinh viên). Năm 1962 tại khu thể thao Gia Định (cạnh Tòa Tỉnh
Trưởng Gia Định), năm 1963 tai Nha Kiến Thiết Đô Thị (đường Phan Đình Phùng).
Năm 1963 tại sở Thanh Niên Đô Thành (góc đường Hai Bà Trưng và Hồng Thập Tự,
Sài Gòn), năm 1964 tại Chi Thanh Niên Quận 6 (bên cạnh tòa hành chánh quận 6),
tháng 1/1965 tại vận động trường Cộng Hòa (đường Nguyễn Kim, Chợ Lớn).
Ngoài ra, giáo sư Hồ Cẩm Ngạc còn
thành lập và gởi các huấn luyện viên dạy tại các tỉnh Phan Rang, Nha Trang,
Tây Ninh, Định Tường, Vĩnh Long, Long Xuyên, Ba Xuyên. Năm 1963, giáo sư chính
thức thành lập Hội Nhu Đạo Sơn Điền tại Sài Gòn. Trong suốt những năm dạy võ
Nhật Bản (các môn Judo, Karatedo, kendo, và đô vật catch), giáo sư Hồ Cẩm ngạc
đã đào tạo ra hàng ngàn võ sinh, và một số lớn đai đen huấn luyện viên trên
toàn quốc. Một số môn đồ đai đen tâm đắc của ông đáng kể như giáo sư Lê Văn
Châu, giáo sư Lê Hữu Phước, giáo sư Hồ Châu Bội, giáo sư Thịnh Đức Phú, giáo
sư Âu Vĩnh Hiền (Vũ Đức), giáo sư Bùi Văn Lộc, giáo sư Lưu Kế Viễn, giáo sư
Đinh Văn Ron, giáo sư Vương Đình Thanh (cảnh sát quốc gia), giáo sư Trần văn
Khang (quân cảnh Vũng Tàu), giáo sư Trần Bá Biện (nha kiến thiết đô thị), giáo
sư Lư Công Khang (Giang Cảnh Định Tường), giáo sư Nguyễn Văn Đào (Thủy quân
lục chiến) giáo sư Mai Quang Thu (cán bộ thanh niên Long Xuyên, sau về Sài
Gòn), giáo sư Thân Trọng Giáo (Biên Hòa) giáo sư Lê Văn Vinh (lực sĩ quốc
gia).
Năm 1955, Việt Nam Nhu Đạo Thân
Thiện Hội ra đời trong tinh thần kết hợp của các vị giáo sư và các Nhu đạo gia
đầu tiên như giáo sư Hồ Cẩm ngạc, giáo sư Phan Văn Quan, Đốc Quan Cảnh, Nguyễn
Phú Bửu, Lê Văn Châu... Trụ sở đặt tại số 75 Phan Đình Phùng, Sài Gòn.
Cuối năm 1955, đại diện Nhu đạo
Việt Nam tham dự cuộc tranh giải Vô Địch Nhu Đạo Đông Nam Á tại Nam Vang, với
phái đoàn lực sĩ Nhu Đạo Việt Nam trong đó có giáo sư Hồ Cẩm Ngạc và giáo sư
Phạm Lợi (mới hồi hương được 2 ngày) được đề cử tham dự.
Cũng vào cuối năm 1955, giáo sư
Phạm Lợi từ Pháp hồi hương sau mười sáu năm bôn ba hải ngoại. Giáo sư Phạm Lợi
sanh ngày 17/7/1922 tại tỉnh Quảng Nam. Lúc 14 tuổi bắt đầu theo học võ Việt
Nam. Đến năm 1939 ông được tuyển vào quân đội Pháp để tham dự đệ nhị thế
chiến. Năm 1940, khi Hitler chiếm Âu Châu, ông bỏ Pháp sang Đức được vào học
trường võ bị Đức Quốc Xã, thuộc lực lượng SS (Schutt-Staffel). Nơi đây ông bắt
đầu học Nhu Đạo với giáo sư Nhật Karashi, một giáo sư huấn luyện nhu đạo của
trường võ bị này. Năm 1948 ông tiếp tục học Nhu đạo với giáo sư Nhật Hirano,
một môn đệ của giáo sư Karashi. Năm 1951 ông tham dự giải vô địch Nhu đạo quốc
tế tại Tây Ban Nha. Năm 1952 ông tham gia vào ban huấn luyện Nhu đạo cho quân
đội Thụy Sĩ. Năm 1953 ông đại diện cho liên hiệp Pháp và thắng giải vô địch
Nhu đạo quốc tế tại Hòa Lan ở hạng bán trung. Đầu năm 1955 ông trở về Paris
(Pháp) để dạy Nhu đạo tại Reuilly Sporting Club và Judo St. Gobain. Sau khi về
Việt Nam năm 1956 ông thànhlập Lực Lượng Thanh Niên Nhu đạo và mở các lớp dạy
Nhu đạo tại các trường trung học công lập Gia Long, Petrus Ký, Đại học Xá...
Đồng thời ông đã xuất bản quyển Kỹ Thuật Nhu Đạo. Vì bất mãn với chính quyền
Ngô Đình Diệm, ông đã liên lạc với nhóm sĩ quan thuộc tướng Nguyễn Chánh Thi
tham gia cuộc cách mạng vào ngày 11/11/1960. Vào ngày 12/11/1960 đã có ba mươi
bảy người thuộc lực lượng Thanh Niên Nhu đạo của ông bị hy sinh, khi tấn công
vào Dinh Độc Lập. Sau khi cách mạng thất bại, ông bị bắt đầy ra Côn Đảo cùng
lúc với các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Bá Cầm. Đến năm 1963 cách
mạng thành công, ông được rước về Sài Gòn. Ông được giữ chức vụ Tổng Giám Đốc
Công Dân vụ vào năm 1964. Sau một thời gian ngắn, ông xin từ chức để trở về
sống một cuộc đời thanh bần của vị giáo sư Nhu đạo. Năm 1964, ông thành lập
Tổng Đoàn Thanh Niên Tiền Đạo Việt Nam. Giáo sư Phạm Lợi đã đào tạo được rất
nhiều môn sinh và một số đông giáo sư, huấn luyện viên đai đen Nhu đạo trên
toàn quốc. Những môn đệ đai đen Nhu đạo đáng kể của ông như giáo sư Lê Văn
Luyện, giáo sư Nguyễn Bình, giáo sư Chiêm huỳnh Văn, giáo sư Nguyễn Văn Tòng,
giáo sư Trần Hữu Lý, giáo sư Trần Hữu Lễ, giáo sư Lê Thái bình và giáo sư
Nguyễn Bá Tùng, ...
Sau cùng vào năm 1983 giáo sư
Phạm Lợi đã qua đời sau những cơn bệnh trầm trọng
Năm 1958 giáo sư Thái Thúc Thuần
từ Pháp hồi hương sau mười một năm du học về kỹ thuật vô tuyến điện. Giáo sư
Thái Thúc Thuần sinh ngày 28/3/1925 tại Huế. Năm 1947 tại Pháp, ông bắt đầu
học Nhu đạo với người Pháp Berreti,và sau đó với giáo sư Nhật Kawashi. Đến năm
1949 ông tốt nghiệp đai đen Nhu đạo với giáo sư Oda người Nhật sống tại Paris
(Pháp). Rồi sau đó ông được chấm đậu thắng lên đai đen đệ nhị đẳng. Năm 1958
sau khi về nước, ông bắt đầu mở ngay một phòng tập Nhu đạo Alpha tại Sài Gòn.
Mãi đến năm 1963 phòng tập Nhu đạo Alpha được di chuyển xuống đường Bùi Chu
Sài Gòn. Năm 1964 ông sang Nhật Bản thi đậu lên đai đen đệ tam đẳng Nhu đạo
tại trường Judo Kodokan. Năm 1964 – 1965 ông được tín nhiệm đắc cử chức chủ
tịch Tổng Cục Nhu đạo Việt Nam. Trong thời gian làm chủ tịch, ông đã tích cực
tranh thủ với các tổng cuộc Nhu đạo thuộc các nước ở Âu Châu để cho tổng cuộc
Nhu đạo Việt Nam được chánh thức gia nhập vào tổng cuộc Nhu đạo quốc tế
(Féderation International de Judo)
Thượng tọa Thích Tâm Giác, một vị
giáo sư Nhu đạo từ Nhật trở về Việt Nam, trong một hoàn cảnh chính trị sôi
động của đất nước vào thời chính quyền tổng thống Ngô Đình Diệm. Cho nên mãi
đến năm 1964 ông mới có cơ hội bắt đầu thành lập viện Nhu đạo Quang Trung
(đường Phạm Đăng Hưng, Dakao, Sài Gòn). Nơi đây đã thu hút rất mạnh một số
đông đảo thanh thiếu niến, con em các gia đình phật tử theo luyện tập Nhu đạo.
Thượng tọa Thích Tâm Giác đã đào tạo rất nhiều dai đen Nhu đạo Việt Nam có
năng khiều vào thời đó. Ông qua đời năm 1971 tại Sài Gòn về bệnh ung thư bướu
não bộ, sau một thời gian điều trị bất thành tại Nhật Bản.
Ngoài ra tại quốc nội, một số
giáo sư Nhu đạo Việt Nam được đào tạo đầu tiên đáng kể nhất là giáo sư Phan
Văn Quan, ngoài khả năng kỹ thuật Nhu đạo, ông còn có tài tham mưu hành chánh
đã mang kinh nghiệm trong nhiều năm phục vụ trên các lãnh vực văn hóa giáo
dục, thanh niên thể thao và xã hội, để tích cực góp công vào chức vụ Hội
Trưởng Việt Nam Nhu đạo Thân Thiện Hội, được thành lập cùng với một số các
giáo sư khác, vào năm 1955, để đánh dấu cho sự khai sinh phong trào nhu đạo
Việt Nam. Mãi đến năm 1963, Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam được sáng lập do các
giáo sư Nhu đạo Hồ Cẩm Ngạc, Phan Văn Quan, Đặng Thông Trị, Vương Quang Ba,
Thái Thúc Thuần, Trần Tá, Tăng Kim Tây, Nguyễn Anh Tài... Đến ngày 14/5/1964,
Tổng Cuộc Nhu đạo Việt Nam mới được chính thức cấp giấy phép do nghị định số
162/PDUTNTT/TDTT/13ND bởi Phủ Đặc Ủy Thanh Niên và Thể Thao Sài Gòn. Giáo sư
Phan Văn Quan đã góp công xây dựng cho Tổng Cuộc này đạt được một hệ thống tổ
chức phát triển thanh niên Nhu đạo Việt Nam trên toàn quốc, trong ba nhiệm kỳ
được tín nhiệm chức vụ Chủ Tịch Tổng Cuộc (1965 đến 1971) của ông.
Giáo sư Phan Văn Quan sinh năm
1911 tại Nam Việt Nam. Năm 1931 ông tốt nghiệp trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn
và được bổ nhiệm Giáo Học rồi hiệu trưởng trường tiểu học Phong Điều, Cần Thơ
cho đến năm 1941. Sau khi đậu tú tài toàn phần ông được làm giáo sư Toán và
huấn luyện viên thể dục thể thao tại Trung học Cần Thơ từ 1942 đến 1954. Đến
1955 ông được thuyên chuyển về Sài Gòn giữ chức Phó Giám Đốc Trường Huấn Luyện
Cán Bộ Thanh Niên Thể Dục Thể Thao và Chủ Sự Phòng Thể Dục Nha Tổng Giám Đốc
Thanh Niên vào năm 1956. Sau đó, ông giữ chức Hiệu Trưởng Trường Tiểu Học Lê
Văn Duyệt Sài Gòn (1957 – 1962); Thanh Tra Sở Tiểu Học Sài Gòn từ 1963 – 1971.
Thuở nhỏ được thân phụ truyền dạy võ Thiếu Lâm. Từ 1936 đến 1954 tại Cần Thơ,
ông theo học Nhu đạo với giáo sư Phạm Đăng Cao. Vào năm 1955 tại Sài Gòn, ông
có dịp kết thân và theo học tu nghiệp Nhu đạo với giáo sư Hồ Cẩm Ngạc, và giáo
sư Kazu Ishikawa.
Sau đó ông đã có nhiều dịp đi tu
nghiệp Nhu đạo tại trường Kodokan Nhật Bản và học với các giáo sư người Nhật
như Mifune, Matsuo Takata, và học khóa trọng tài Nhu đạo quốc tế với giáo sư
Nhật Fuchi Hirose, Tổng Thư Ký Tổng Cuộc Nhu Đạo Á Châu.
Ông đã có nhiều kinh nghiệm giảng
dạy Nhu đạo tại các võ đường ở Cần Thơ trước năm 1954 và tại Sài Gòn từ 1955
đến 4/1975 các võ đường như Thanh Niên Phan Đình Phùng, viện Nhu đạo Quang
Trung, phòng Nhu đạo Viện Hóa Đạo, võ đường Minh Đức (Thủ Đức).
Ông còn là trọng tài Nhu đạo quốc
tế và trưởng đoàn hướng dẫn lực sĩ Nhu đạo Việt Nam tham dự các cuộc tranh
giải Đông Nam Á Vận Hội tại Mã Lai 1965, Thái Lan 1967, Miến Điện 1969 và đã
mang lai danh dự cùng thắng lợi vẻ vang cho màu cờ sắc áo Việt Nam. Với hơn 40
năm thành tích xuất sắc trong các lãnh vực văn hóa giáo dục, thanh niên thể
thao, xã hội, giáo sư Phan Văn Quan được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ban
thưởng các huy chương cao quý như:
1. Văn Hóa Giáo Dục Bội Tinh Đệ
Nhất Hạng
2. Thanh Niên Thể Thao bội Tinh
Đệ Nhị Hạng
3. Xã Hội Bội Tinh Đệ Nhị Hạng
Vào năm 1993, ông được định cư
tại Mỹ, đoàn tụ với người con gái út tại thành phố Westminster, Nam
California. Hiện nay năm 2001, với tuổi đời 90 ông vẫn vui khỏe sống trong
cảnh thanh bần của một vị cư sĩ thiền gia ẩn dật.
Hoạt động của Tổng Cuộc Nhu
Đạo Việt Nam trên toàn quốc:
I. Đại diện tổng cuộc tại 4 vùng
chiến thuật:
1. Vùng 1: giáo sư Liên Bình
2. Vùng 2: giáo sư Lê Văn Luyện
3. Vùng 3: giáo sư Phạm Công
Huyền
4. Vùng 4: giáo sư Nguyễn Văn
Chơi
II. đại diện tổng cuộc tại hải ngoại:
1. tại Âu châu: giáo sư Nguyễn
Tài Năng
2. tại Mỹ châu: giáo sư Lê Bá
Thanh
III. Các hội, võ đường và giám
đốc trong hệ thống tổng cuộc NĐVN:
1. Hội Nhu đạo Alpha: giáo sư
Thái Thúc Thuần, giám đốc
2. Hội Thanh Niên Tiền Đạo:
giáo sư Phạm Lợi giám đốc.
3. Hội Nhu đạo Sơn Điền: giáo
sư Thinh Đức Phú giám đốc
4. VN Nhu đạo Thân Thiện Hội:
giáo sư Nguyễn Văn Bình giám đốc
5. Việt Nam Hiệp Khí Nhu đạo
Hội: giáo sư Đặng Thông Phong giám đốc
6. Hội Nhu đạo Tinh Võ: giáo
sư Trần Tá giám đốc
7. Hội Nhu đạo Vũ Đức: giáo
sư Vũ Đức giám đốc
8. Hội Nhu Đạo Lê Chi: giáo
sư bùi Văn Tân giám đốc
9. Hội Nhu đạo Lam Sơn – Huế:
giáo sư Liên Bình giám đốc
10. Hội Nhu Đạo Thạnh Long – CHÚNG TA: giáo sư Ung Phụng Võ,
Giám Đốc
11. Hội Nhu Đạo Phú Đình:
giáo sư Lê Văn Thơ, Giám Đốc
12. Hội Nhu Đạo Được(inh Tường:
giáo sư Nguyễn Công Minh, Giám Đốc
13. Hội Nhu Đạo Vũng Tàu:
giáo sư Trần Hữu Doanh, Giám Đốc
14. Hội Nhu Đạo Cần Thơ: giáo
sư Nguyễn Văn Chơi, Giám Đốc
15. Hội Nhu Đạo la San, Sài
Gòn: giáo sư Nguyễn Văn Quí, Giám Đốc
16. Hội Nhu Đạo Đà Nẵng: giáo
sư Trần Phi Oanh, Giám Đốc
17. Hội Nhu Đạo Bình Dương:
giáo sư Lê Thành Vĩnh, Giám Đốc
18. Hội Nhu Đạo Bạch Đằng –
Huế: giáo sư Phạm Văn Nho, Giám Đốc
19. Võ Đường Đông Phương:
giáo sư Đặng Thông Phong, Giám Đốc
20. Võ Đường Câu lạc bộ Sài
Gòn: giáo sư Herpiniere, Giám Đốc
21. Vũ Thuật Học Đường: giáo
sư Nguyễn Sỹ Hào, Giám Đốc
22. Võ Đường Cảnh Sát Đô
Thành: giáo sư Nguyễn Hữu Khánh, Giám Đốc
23. Viện Nhu Đạo Quang Trung:
giáo sư Phan Văn Quan, Giám Đốc
24. Võ Đường Không Đoàn 23:
giáo sư Trần Tấn Thành, Giám Đốc
25. Võ Đường Bảo Truyền: giáo
sư Nguyễn Đình Bảo, Giám Đốc
26. Trường VT-TỰ DO Quân Đội
TD: ban giáo sư hỗn hợp
27. Võ Đường Suzucho-Huế:
giáo sư Phan Văn Phúc, Giám Đốc
28. Võ Đường Lôi Phong KH.Q.:
giáo sư Thái Trường Xuân, Giám Đốc
29. Võ Đường Nhân Vị: giáo sư
Nguyễn Văn Hồng, Giám Đốc
30. Võ Đường Biệt Khu Thủ Đô:
DĐ Thích Thiên Chánh, Giám Đốc
31. Võ Đường Sư Đoàn Nhảy Dù:
DĐ Thích Thiên Hòa, Giám Đốc
32. Vũ Thuật An Giang: giáo
sư Nguyễn Bá Tùng, Giám Đốc
33. Võ Đường Thiện Tâm: giáo
sư Cao Đài, Giám Đốc
34. Võ Đường Duy Tân: giáo sư
Phạm Văn Hảo, Giám Đốc
35. Võ Đường Nha Trang: giáo
sư Nguyễn Văn Khải, Giám Đốc
36. Võ Đường Sân Cộng Hòa:
giáo sư Mai Quang Thu, Giám Đốc
37. Võ Đường Tabert Lasan-Sài
Gòn: giáo sư Mai Văn Rép, Giám Đốc
38. Võ Đường Nguyễn Huy Ánh:
giáo sư Thái Trường Xuân, Giám Đốc
39. Võ Đường Quốc Tuấn: giáo
sư Nguyễn Lục Phú, Giám Đốc
40. Võ Đường Lam Sơn-Ban
M.T.: giáo sư Dương Quang Định, Giám Đốc
41. Võ Đường Thống Nhất: giáo
sư Bùi Văn Lộc, Giám Đốc
42. Võ Đường Phủ Tổng Thống:
giáo sư Trần Thanh Điền, Giám Đốc
43. Võ Đường BTL Cảnh Sát QG:
giáo sư Hồ Bảo Bình, Giám Đốc
44. Võ Đường Hồ Cẩm Ngạc:
giáo sư Vũ Đức (Âu Vĩnh Hiền), Giám Đốc
(theo GS Vũ Đức - Đại Chúng)