Archive for October 2013
D-Link DAP 1320 - mở rộng hay tăng cường phạm vi phủ sóng Wifi nhanh 7 hiệu quả
Portable Wifi Signal Booster - thiết bị đơn giản cải thiện chất lượng wifi -
Rớt mạng wifi ở nhà, tắt mở lại hộp wifi router, hoặc di chuyển lại gần bộ phát sóng để tín hiệu "sóng" mạnh hơn. Nhưng nếu đang sử dụng ở quán cafe, nhà hàng, khách sạn hoặc 1 nơi xa lạ nào đó thì giải pháp này không thể áp dụng được. Tuy nhiên, với sự trợ giúp tuyệt vời của Portable Wifi Signal Booster, chất lượng sóng wifi sẽ được cải thiện đáng kể.
Sử dụng thì đơn giản, chỉ cần cắm nó vào ổ điện trên tường, dưới đất là ta có thể truy cập Internet với chất lượng ổ định & tốc độ cũng nhanh hơn. Nó sẽ giảm thiểu tình trạng ngắt kết nối đột ngột vì những yếu tố khách quan, đặc biệt là khi laptop các xa nguồn phát sóng wifi.
Không chỉ dừng ở lại đấy, Portable Wifi Signal Booster còn giúp chuyển đổi nhanh chóng & dễ dàng từ kết nối wifi không dây đến kết nối có dây. Chỉ cần gắn cáp mạng Ethernet vào cổng tương ứng trên thiết bị là ta biến Portable Wifi Signal Booster thành 1 wifi router đủ phục vụ cho 10 thiết bị truy cập cùng lúc.
Portable Wifi Signal Booster có kích thước 8,3 x 7 x 2,54cm, nặng 92g, tương thích tốt với các chuẩn wifi 802.11b/g/n, tốc độ download có thể lên đến 150Mb/giây, hỗ trợ giao thức bảo mật WEP, WPA-PSK, WPA2-PSK, và được chào bán qua mạng với giá $49.95
Nhiếp ảnh đường phố
Ta không cần phải bay trên bầu trời New York hay biển Bali để chụp
những bức ảnh tuyệt vời. Chuyên gia nổi tiếng trên thế giới Nick Turpin
sẽ cho ta những lời khuyên để có bức ảnh đẹp trên đường phố.
Cơ bản
Đừng bỏ qua các chi tiết nhỏ:
chụp ành đường phố là cách tiếp cận, 1 cách để nhận ra sự khác biệt
& những câu chuyện đáng chú ý từ cuộc sống nhộn nhịp trên vỉa
hè.
Luôn sẳn sàng: luôn bật
máy, mở nắp ống kính & cài đặt mặc đỉnh tốc độ màn trập ở
1/500s, để bắt kịp những khoảnh khắc chỉ xuất hiện trong tíc-tắc.
Đừng
chỉ nhìn về phía trước: Hãy nhìn mở ra không gian xung quanh bạn. Bạn
sẽ không thể biết trước được khung hình đẹp sẽ đến từ đâu.
Tưởng tượng khung hình:
Hãy quan sát xem góc chụp đẹp ở đâu & khi nào bối cảnh là tốt
nhất. Hãy bấm nút chụp khi bạn nghĩ mọi thứ đã hoàn hảo. Bạn đã có thể
thay đổi không gian & thơi gian.
Đừng nhút nhát: bạn có thể chụp ở những nơi công cộng tất nhiên trừ những nơi có biển báo cấm. Vì vậy hãy tự tin bấm máy.
Hãy kiên nhẫn: đây là yếu quan trọng & khó nhất trong chụp ảnh. Bạn hãy chuẩn bị thất bại trước khi thành công.
Hình ảnh minh họa được lấy từ website http://www.in-public.com chuyên thể loại ảnh đường phố, do các nghệ sỹ nhiếp ảnh đăng tải bộ sưu tập của họ, là nơi tuyệt vời để chúng ta học hỏi theo phong cách cá nhân & kỹ thuật của những nghệ sỹ hàng đầu
Dụng cụ
Đơn giản hóa: hãy trang bị cho mình 1 máy ảnh nhỏ không có độ trễ cửa trập. Hãy để mọi thứ ở nhà, và đừng chứng tỏ mình là 1 tay máy chuyên nghiệp
Tốc độ là trên hết: bạn cần 1 máy có tốc độ màn trập nhanh (đồng nghĩa với khẩu độ nhỏ nhất & độ sâu trường ảnh càng sâu càng tốt) để lấy nét người đi bộ ở mức tốt nhất có thề. Đặt ISO ở mức cao cũng giúp ích bạn rất nhiều.
Tránh sử dụng zoom: khi chụp bạn không có thời gian để zoom, vì vậy chú ý ở tiêu cự ống kính 35mm.
Luyện tập
- Hãy tìm 1 khung cảnh đẹp ở 1 góc phố & 1 người mẫu bất kỳ. Có thể là 1 "mannequin" hoặc nghệ sỹ đường phố.
- Dành 1 giờ để chụp bất cứ thứ gì hay bất cứ ai đi ngang qua mắt bạn. Đừng dừng lại mà hãy tạo ra thật nhiều khung hình. Chụp bất cứ khi nào bạn cảm thấy khung hình được sắp xếp theo ý mình
- Quay về nhà, xem lại tất cả ảnh đã chụp, sẽ thấy rất nhiều điều thú vị đằng sau những bức ảnh mà lúc chụp quá nhanh bạn không thể nhận ra. Máy ảnh luôn luôn làm được nhiều hơn những điều mà bạn làm được.
Chiến thuật
Hãy tỏ ra tế nhị, 1 nụ cười thường là dấu hiệu báo trước cho người khác biết bạn đang chuẩn bị chụp họ. Hoặc bạn có thể nêu 1 số lý do như: "anh có cái nón đẹp quá" hay " tôi rất thích cái áo chị đang mặc"
Đứng ở bên đường, nếu bạn muốn chụp 1 ai đó, tránh đừng chụp đối diện họ, mà đứng từ phía bên đường & chờ khoảnh khắc bạn mong đợi
Sử dụng tripod, nếu như bạn chờ đợi 1 khoảnh khắc lạ ở 1 khung cảnh cố định, bạn nên sử dụng tripod để cố định máy & chờ đợi đến khi khoảnh khắc phù hợp & bấm máy.
Bài viết được tổng hợp từ tạp chí công nghệ mình yêu thích với ít nhiều công sức. Nếu bạn muốn sử dụng bài này thì vui lòng để rõ nguồn của blog.
Nhiếp ảnh du lịch
Nhiếp ảnh du lịch chỉ thực sự biết đến trên các phương tiện truyền thông sau khi Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ đưa ra các định nghĩa về Nhiếp ành Du lịch (NADL), 1 thể loại phóng sự vè phong cảnh, con người, văn hóa. Nhiếp ảnh Du lịch thể hiện cảm giác của không gian, thời gian, tái hiện hình ảnh của mỗi vùng đất & mỗi nền văn hóa.
Không rõ từ khi nào, đi du lịch đã trở thành 1 nét văn hóa của văn minh loài người. Vài thập niên trở lại đây, chiếc máy ảnh đã trở thành 1 vật không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của từng cá nhân hay tập thể. Thể loại nhiếp ảnh du lịch (Travel Photography) dần dà được hình thành 1 cách lặng lẽ. Bên cạnh những yếu tố rất quan trọng để thực hiện những phóng sự du lịch như nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi chuyến đi & kỹ năng tác nghiệp, chúng ta còn phải có chính xác thiết bị để phục đúng nhu cầu. Do các nội dung trong NADL vô cùng đa dạng, thể loai6 nhiếp ảnh này, vì thế, cũng đòi hỏi sự đa dạng của kỹ năng tác nghiệp & cả đồ nghề thiết bị.
Máy ảnh nào để du lịch?
Sẽ không có mẫu số chung cho việc sử dụng thiết bị mà nó phụ thuộc vào từng chuyến đi. Tuy nhiên, về cơ bản, ta cần đặc biệt lưu ý những yếu tố sau, đối với NADL.
1/. Trọng lượng: dù đi máy bay hay xe hơi đến nơi, nếu muốn săn ành, ta phải đi bộ rất nhiều trong quá trình DL. Đeo vài kilograms máy ảnh trong hai tiếng đồng hồ không phải là quá lớn. Tuy nhiên, trọng lượng sẽ trở nên nặng hơn rất nhiều theo cấp số nhân cùng thời gian. Sau 8 tiếng, 3kg máy ảnh sẽ có cảm giác nặng gấp 10 lần trọng lượng thật. Khi thể lực bị hao mòn nhanh bởi trọng lượng máy ảnh, cảm hứng chụp cũng sẽ giảm nhanh chóng. Quan trọng hơn nữa, chuyến đi sẽ mất vui khi cơ thể bị mệt mỏi.
Do đó, các máy ảnh nhỏ gọn như Canon 650D hay Nikon D7000 được ưa chuộng bởi số đông, so với các máy ảnh full-frame "pro" như của Canon 1D Mark IV hay Nikon D3s. Đối với các ống kính cũng vậy, các ống kính full-frame zoom 1 khẩu như 70-200mm f2.8 hay 24-70mm f2.8 chưa hẳn là sự lựa chọn tối ưu khí ta cần sự cân bằng giữa niềm vui thư giản du lịch & việc săn ảnh. Bên cạnh đó, do đáp ứng được nhu cầu nhỏ gọn mà vẫn không bị hy sinh chất lượng ảnh, các dòng microless của Samsung NX300 & đặc biệt là Sony Nex không chỉ tạo đực chổ đứng trên thị trường mà còn gây ấn tượng tích cực cho các đối tượng phải đi lại nhiều.
2/. Đa năng: cùng với nhiếp ảnh báo chí, phóng sự hay sự kiện, NADL đòi hỏi sự đa năng 1 cách tối đa. Lý do vô cùng đơn giản, tất cả những thể loại nêu trên đều đưa người chụp vào những tình huống với nội dung thay đổi lien tục, thay đổi từ đối tượng chụp đến ánh sáng, đến cả điều kiện chụp.
Sự đa năng này đòi hỏi & phụ thuộc nhiều vào ống kính hơn là máy ảnh. Các ống kính zoom đa tiêu cự luôn được các luôn được các nhiếp ảnh gia DL lừng danh thế giới ưa chuộng & coi chúng là những ống kính chủ lực. Rất nhiều "máy ảnh gia" thần thánh hóa lens 1 tiêu cự & chỉ mang theo 1 ống duy nhất như 35mm f1.4 hay 50mm f1.4. Những ống này phù hợp cho ảnh đường phố hay phóng sự tư liệu. Đối với nhiếp ảnh Dl, các ống prime khẩu lớn không đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ mang tính chất bổ trợ cho ống zoom.
Chọn thiết bị theo tình huống chụp
Ngoài 2 yếu tố quan trọng là trọng lượng & đa năng, việc cọn lựa thiết bị phần lớn cũng dựa vào địa điểm của mỗi chuyến đi, các nhiếp ảnh gia DL thường chia các địa điểm thành 3 loại:
1/. Không gian thành phố:
Những địa điểm nổi tiếng như Boston, Paris, London hay Sài gòn là những ví dụ cụ thể cho không gian thành phố. Những thành phố này mang đậm dấu ấn văn hóa & lịch sử như trung tâm tài chính New York City, hệ thống bảo tàng Washington DC hoặc nét cổ kính phương Đông pha trộn Châu Âu như Hà Nội. Đây là nơi phù hợp cho các ống zoom kit như 18-55mm hay 17-50mm hoặc 18-105mm. Các ống siêu rộng như 10-22mm hay 12-24mm có thể phát huy tác dụng trong toàn việc ghi chép toàn bộ khung cảnh kiến trúc nhưng chúng sẽ bị hạn chế rất lớn vì thiếu hụt các tiêu cự dài hơn. Mặc dù đi lại trong thành phố nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể tiếp cận nhanh chóng với các khoảnh khắc, đặc biệt những nơi ta không có điều kiện đến thăm thường xuyên.
Ống kính Tele xóa nhòa khoảng cách
Ống kính tele là ống có chiều dài tiêu cự trên 50mm (theo hệ full-frame). Mục đích nổi bật của dòng ống này chính là việc phóng đại hình ảnh, giúp người sử dụng có thể chụp được những đối tượng từ khoảng cách xa, tạo nên những khuôn hình đặc sắc
P/s: hiện nay, Nhật cũng là giảng viên khoa báo chí của trường Đại Học...gì quên mất rồi. Ka ka...
Phân loại tele
1/. Tele-Zoom: hay còn gọi là ống tele đa tiêu cự như các ống 70-200mm, 55-200mm, 70-300mm. Các ống này có thể có 1 khẩu độ cố định như 70-200mm f4, khẩu độ f4 duy trì trong cả dải tiêu cự. Bên cạnh đó, các ống tele-zoom đa khẩu độ như 55-200mm f4.5-5.6 sẽ mở tối đa f4.5 tại tiêu cự 55mm & f5.6 tại tiêu cự 200mm. Cũng như tất cả các ống đa tiêu khác, tele-zoom mang lại cho người chụp sự tiện lợi, đa dạng trong khuôn hình. Ngược lại, kích thước lớn, trọng lượng nặng & giá thành cao, đặc biệt là ống tele-zoom 1 khẩu độ như 70-200mm f2.8
2/. Tele Prime: hay còn gọi là ống tele 1 tiêu cự, tiêu biểu như 85mm, 135mm, 200mm hoặc 300mm. Lợi thế của ống này là nhỏ gọn và giá thành củng rẻ hơn tele-zoom. Hơn nữa, chúng có thể được cấu tạo với khẩu độ lơn như 135mm f2. Ngược lại, việc zoom bằng... chân thì không tiện lợi
Tính chất đặc thù của ống Tele
1/. Ép hình: hay còn gọi là phóng đại background (phông). Tiêu cự càng dài thì phông càng lớn so với chủ thể. Điều này trái ngược hoàn toàn với ống góc rộng khi vật thề càng gần với ống kính góc rộng thì càng lớn, xa với ống kinh thì càng nhỏ.
2/. Trường ảnh nông: hay còn gọi là xóa phông. Ví dụ, tiêu cự 135mm f4 ta có thể hoàn toàn xóa phông hiệu quả.
Công dụng của ống Tele
Có thể nói ống tele cực kỳ phổ biến cho các chủ đề như chân dung, phóng sự & thậm chí phong cảnh. Hầu như các phóng viên, nhiếp ảnh gia đều sử dụng ít nhất 1 ống tele.
1/. Chân dung: ai cũng công nhận chụp chân dung bằng tele ảnh trông nịnh mắt vô cùng. Ngoài việc xóa phông dễ dàng , khuôn mặt không bị biến dạng như khi sử dụng ống 50mm hay nhỏ hơn. Ngoài ra, ống tele tạo ra khoảng cách đáng kể giữa người chụp & chủ thể, giúp cho chủ thể được thoải mái & tự nhiên hơn. Ngoài những lợi ích kể trên, các nhiếp ảnh gia thời trang rất thích sử dụng tele khi cần để xóa phông toàn thân. Trên thực tế, ống 50mm f1.4 mở khẩu tối đa cũng có thể xóa phông rất mạnh, nhưng khi cần chụp toàn thân, nhiếp ảnh gia không thề đứng quá gần người mẫu nên hiệu ứng xóa phông không rõ rệt, hơn nữa hình ảnh không quá nét tại f1.4 hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, để xóa phông toàn thân nhiếp ảnh gia sẽ xóa phông bằng tiêu cự chứ không phải khẩu độ.
Để chụp chân dung với tele, có những tiêu cự phổ biến như sau:
- 85mm: hầu hết các hãng ống kính đều sx ống này với các khẩu độ khác nhau như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2. Tiêu cự trên full-frame được coi là lý tưởng cho chân dung bán thân, thậm chí cho chân dung cận mặt. Khi chụp cận mặt với khẩu độ tối đa, trường ảnh sẽ rất nông, ta cần chú ý đến điểm lấy nét. Luôn luôn lấy nét vào đôi mắt vì nó là cử sổ tâm hồn, là điểm đầu tiên mà người xem sẽ nhìn tới đầu tiên của bức ảnh chân dung. Đặc biệt lưu ý, khi chụp chân dung nghiêng mặt, khi 2 mắt không cùng nằm trên mặt phẳng song song với máy ảnh, ta nên lấy nét ở con mắt gần nhất với máy ảnh.
- 100mm. 105mm, 135mm f2: đây cũng là dòng tiêu cực kinh điển cho chân dung, hiệu ứng "ép hình" tất nhiên rõ rệt hơn ống 85mm. Nhiếp ảnh gia rất thích tiêu cự này hơn 85mm trong việc chụp chân dung cận mặt với lý do 85mm vẫn gây méo hình biến dạng mặt khi chụp thẳng cận mặt.
2/. Phóng sự - Thời sự
Giới phóng viên không thể sống nếu không có ống tele. Yêu cầu nghề nghiệp của họ là phải có ảnh. Rất nhiều sự kiện diễn ra ở khoảng cách xa, thậm chí rất xa, không thể tiếp cận hoặc không được phép tiếp cận như chụp thể thao hay nguyên thủ quốc gia...họ chỉ có cách là dùng tele để bắn tỉa.
Đặc thù của việc làm phóng sự hay thời sự là tốc độ, qua rồi là không lấy lại được nên các PV ưu tiên sự đa năng & cơ động của thiết bị. Do đó, các ống tele-zoom là ưu tiên tuyệt đối & phổ biến nhất là ống 70-200mm. Có những diễn biến xảy ra nhanh họ không thể zoom bằng chân được, 70-200mm là thực sự phát huy hiệu quả.
Các PV thời sự & xã hội đều sử dụng 70-200mm vì nó có dãi tiêu cự rộng , rất tiện lợi & đa dụng. Các phóng viên thể thao có thể sử dụng thêm tiêu cự xa hơn như 300mm, 400mm thậm chí 500mm khi chụp ở các sân bóng lớn & các sân vận động khổng lồ.
3/. Phong cảnh
Đứng trước cảnh đẹp, ta thường rút ống góc rộng để thu tóm tất cả. Bên cạnh đó, ta vẫn nên tạo sức mạnh cho bộ ảnh bằng cách sử dụng ống tele để chọn ra điểm sáng trong khung cảnh rộng lớn, có thể là hàng cây, con suối, 1 đỉnh núi hay những chi tiết được lập đi lập lại
Chồng lớp (layers stracking) cũng là phương pháp làm cho bức ảnh phong cảnh trở nên dày dặn hơn về mặt mỹ thuật cũng như nội dung & các ống tele làm rất tốt việc này với hiệu ứng "ép hình", phóng to hậy cảnh, kéo sát hậu cảnh với tiền cảnh & trung cảnh.
Các nhiếp ảnh gia sử dụng đa dạng các ống tele như 28-300mm hay 70-300mm hoặc 70-200mm f4, thậm chí 18-200. Nhiều người không quá chú trong đến khẩu độ, không nhất thiết phải sử dụng f2,8 vì khi chụp họ thường khép khẩu f11, f16 & luôn mang theo chân máy.
4/. Thiên nhiên hoang dã
Đây là chủ đề hấp dẫn đối với các nhà khoa học & nhiếp ảnh gia về thiên nhiên hoang dã. Do động vật hoang dã là chủ đề chính, nhiếp ảnh gia phải chụp từ xa nên ống tele & siêu tele là điều bắt buộc.
Tùy loài động vật nào mà ta chọn ống có tiêu cự phù hợp. Ví dụ, 1 đàn chim bay hay loài chim có kích thước lớn & sống gần người như chim nhạn biển, ống 70-300mm f4.5-f5.6 là có thể đáp ứng trong điều kiện ánh sáng ban ngày. Chỉ trên dưới 15 triệu đồng ta có được tiêu cự 300mm.
Để chọn loài chim nhỏ hơn hay thú dữ, ta phải dùng các tiêu cự xa hơn như 400mm thậm chí 600mm. Đối với ống siêu tele như vậy, ta phải dùng tripod vì tay ta có to như Lý Đức hay Phạm Văn Mách cũng không thể cầm chắc được. Thiên nhiên hoang dã là đề tài kén người chơi bởi vì nó đòi hỏi tiền bạc, công sức và trình am hiểu thế giới động vật cảu người cầm máy. Tiền bạc ở đây bao gồm chi phí nghiên cứu, đi lại và ống đắt tiền.
Sử dụng ống tele gây hứng thú tột độ vì nó giúp cho ta nhìn được những thứ ở rất xa. Tuy nhiên, ta phải chú ý đến tốc độ màn chập vì tiêu cự càng dài thì ống càng rung mạnh & khả năng ảnh mờ nhòe càng cao. Phương pháp phổ biến & khá hữu hiệu để tính tốc độ màn chập an toàn như sau:
Tốc độ màn chập = 1/ tiêu cự
Ví dụ, chụp ở tiêu cự 200mm thì tốc độ màn chập tối thiểu là 1/200s, tất nhiên anh nào "cơ bắp" hơn thì có thể hạ xuống 1/160s hay 1/125s.
Nhiều ống tele có thiết kế chống rung, hiệu quả cho việc chụp tĩnh vật. Dòng 70-200mm của Canon có tới 4 ống, f2.8 và f4, mỗi dòng đều có loại chống rung & không chống rung. Sự đa dạng này đôi khi gây khó khăn trong việc chon lựa ống kính. Chống rung thật sự hiệu quả khi chụp tĩnh vật như sản phẩm & chân dung. Khi chụp hành động như thời sự hoặc thể thao thì chức năng chống rung không có tác dụng vì chúng ta phải đảm bảo tốc độ màn chập tối thiểu có thể bắt đứng khoảnh khắc. Các nhiếp ảnh gia phong cảnh cũng không đề cao chức năng này khi chân máy là vật không thể thiếu trong công việc của họ.
"Ống xịn" hay "ống for"
Ta có thể hoàn toàn tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các ống tele của các hãng như Tamron hay Sigma - thường được gọi là "ống for". Ống tele-zoom phổ biến nhất hiện nay là 70-200mm. Và có 2 đại diện là:
Tamron 70-200mm: chất lượng hình ảnh được đánh giá rất tốt, không kém so với Canon & Nikon. Tuy nhiên, tốc độ lấy nét chậm hơn đáng kể. Phù hợp cho chân dung & phong cảnh khi tốc độ lấy nét không quan trọng
Tamron 70-200mm f2.8 Di LD Macro
Sigma APO 70-200mm: đây thực sự là ống kính được đánh giá rất cao và được nhiều nhiếp ảnh gia và PV sử dụng. Ngoài giá thành rẻ hơn, ống này có chất lượng quang học xuất sắc, tốc độ lấy nét rất nhanh. Có vẻ Sigma đang dần khắc phụ nhược điểm vỏ bọc ống kính của mình
Sigma 70-200mm f2.8 EX DG OS HSM
Bài viết được tổng hợp từ tạp chí công nghệ mình yêu thích với ít nhiều công sức. Nếu bạn muốn sử dụng bài này thì vui lòng để rõ nguồn của blog.
Cách thiết lập máy ảnh của các phóng viên
Có 1 câu hỏi thú vị mà chính bản thân ta cũng thắc mắc như vậy: phóng viên ảnh thiết lập máy ảnh của mình như thế nào?
Stuff VN trả lời: Bản thân phóng viên là 1 nghề đa dạng, mỗi người đều tập trung vào những chủ đề khác nhau như xã hội, kinh tế hay thể thao. Các phóng viên ảnh là người chụp nhiều ảnh nhất trong tòa soạn vì họ đưa thông tin & kể chuyện bằng hình ảnh. Vì thế không có cách thiết lập thông số chụp chung cho tất cả phóng viên ảnh. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng chế độ Av (aperture priority - ưu tiên khẩu độ). Đơn giản vì họ làm việc trong môi trường ánh sáng thay đổi liên tục, chế độ M sẽ không tiện. Ngoài ra, các máy ảnh hiện đại còn có chế độ Auto ISO, cũng được nhiều phóng viên ưa thích. Chế độ này đảm bảo màn chập tối thiểu (do người sử dụng quy định) & máy sẽ tự điều chỉnh ISO thích hợp đề phù hợp với khẩu độ & tốc độ màn chập. Phóng viên cũng quan tâm đếm tốc độ màn chập nhiều hơn độ nhiễu của ảnh. Đối với họ có ảnh mang về là điều quan trọng nhất.
Đối với các phóng viên thể thao, khi chụp trong nhà thi đấu hay ngoài trời buổi tối với đèn sân vận động, họ thường sử dụng chế độ M vì ánh sáng không thay đổi. Ngược lại, nếu họ chụp những trận đấu ban ngày ngoài trời thì chế độ Tv (shutter speed priority - ưu tiên tốc độ màn chập) lại hay được sử dụng cũng vì lý do ánh sáng thay đổi liên tục & họ cần đảm bảo tốc độ ít nhất 1/500s để ngưng khoảnh khắc.
Quan trọng hơn cả, nhiều PV ưa thích nút AF-On ở đằng sau máy ảnh. Họ tách chức năng 2 nút rõ rệt, nút AF-On để lấy nét còn nút chụp chỉ để...chụp, không có khả năng lấy nét nữa.
Ống kính 35mm một cho tất cả
Hầu hết ta bắt đầu với ống 18-55mm đi kèm với máy ảnh, sau đó mua thêm ống khẩu lớn, rồi ống góc rộng, rồi tele. Vậy có nên mua ống góc rộng không, mua loại nào, mua rồi thì kỹ thuật sử dụng ra sao để bức ảnh không bị loãng, và thậm chí tăng thêm sức mạnh cho nội dung bức ảnh.
Vài chục năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của các ống kính zoom đã làm lu mờ các ống 1 tiêu cự (còn gọi là ống prime hay fix). Tuy nhiên, thời gian gần đâyđã xuất hiện nhiều máy ảnh không gương lật đi kèm với ống 1 tiêu cự 35mm (hoặc tương đương với 35mm trên máy full-frame). Trong số đó ta phải kể đến Fuji X100(s) hay Leica X1. Ngoài ra các hãng máy ảnh cũng sản xuất các ống 17mm với cảm biến tỷ lệ crop 2.0, cung cấp góc nhìn 35mm cho người sử dụng. Tai sao góc nhìn 35mm lại phổ biến như vậy?
Nhìn chung, lý do chính để các nhiếp ảnh gia sử dụng ống 1 tiêu cự với 2 lý do sau:
- Độ mở lớn, các ống fix có thể mở tối đa tại khẩu độ f1.4 thậm chí là f1.2 hay f0.95 như Leica. Điều này rất hữu ích trong lúc tác nghiệp tại nơi thiếu sáng hoặc cần xóa phông mạnh tối đa.
- Nhỏ gọn, nhẹ phù hợp cho việc phải chụp liên tục trong thời gian dài & di chuyện liên tục
Bên cạnh đó, ống prime còn có khả năng giúp cho người mới vào nghề phát triển tư duy hình ảnh nhanh hơn. Ngoài sự trãi nghiệm với độ mở lớn, người dùng dần dà buộc phải suy nghĩ trước khi bấm máy, họ không thể đứng 1 chỗ. Nói cách khác, việc zoom bằng chân đã kích thích sự tìm tòi. Suy nghĩ trước khi bấm máy là điều cực kỳ quan trọng để có tấm ảnh bố cục cực kỳ đẹp. Sau khi sử dụng prime lens 1 thời gian, người dùng sẽ từng bước hình thành trí tưởng tượng cho khung hình trước khi bấm máy. Tất nhiên, điều đó cũng có thể thực hiện với zoom lens nhưng prime lens sẽ tạo ra áp lực mạnh hơn nhiều.
Trong quá khứ, các ống prime thường được sản xuất với các tiêu cự phổ biến nhất theo thứ tự: 24mm - 35mm - 50mm - 85mm - 105mm - 180mm. Nhắc đến 35mm người ta nghĩ ngay đến nhiếp ảnh đường phố. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, góc nhìn 35mm còn rất hợp với chân dung không gian & phong cảnh.
35mm, f22, 1/1400s, ISO 100