Nhiếp ảnh du lịch chỉ thực sự biết đến trên các phương tiện truyền thông sau khi Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoa Kỳ đưa ra các định nghĩa về Nhiếp ành Du lịch (NADL), 1 thể loại phóng sự vè phong cảnh, con người, văn hóa. Nhiếp ảnh Du lịch thể hiện cảm giác của không gian, thời gian, tái hiện hình ảnh của mỗi vùng đất & mỗi nền văn hóa.
Không rõ từ khi nào, đi du lịch đã trở thành 1 nét văn hóa của văn minh loài người. Vài thập niên trở lại đây, chiếc máy ảnh đã trở thành 1 vật không thể thiếu trong mỗi chuyến đi của từng cá nhân hay tập thể. Thể loại nhiếp ảnh du lịch (Travel Photography) dần dà được hình thành 1 cách lặng lẽ. Bên cạnh những yếu tố rất quan trọng để thực hiện những phóng sự du lịch như nghiên cứu kỹ lưỡng mỗi chuyến đi & kỹ năng tác nghiệp, chúng ta còn phải có chính xác thiết bị để phục đúng nhu cầu. Do các nội dung trong NADL vô cùng đa dạng, thể loai6 nhiếp ảnh này, vì thế, cũng đòi hỏi sự đa dạng của kỹ năng tác nghiệp & cả đồ nghề thiết bị.
Máy ảnh nào để du lịch?
Sẽ không có mẫu số chung cho việc sử dụng thiết bị mà nó phụ thuộc vào từng chuyến đi. Tuy nhiên, về cơ bản, ta cần đặc biệt lưu ý những yếu tố sau, đối với NADL.
1/. Trọng lượng: dù đi máy bay hay xe hơi đến nơi, nếu muốn săn ành, ta phải đi bộ rất nhiều trong quá trình DL. Đeo vài kilograms máy ảnh trong hai tiếng đồng hồ không phải là quá lớn. Tuy nhiên, trọng lượng sẽ trở nên nặng hơn rất nhiều theo cấp số nhân cùng thời gian. Sau 8 tiếng, 3kg máy ảnh sẽ có cảm giác nặng gấp 10 lần trọng lượng thật. Khi thể lực bị hao mòn nhanh bởi trọng lượng máy ảnh, cảm hứng chụp cũng sẽ giảm nhanh chóng. Quan trọng hơn nữa, chuyến đi sẽ mất vui khi cơ thể bị mệt mỏi.
Do đó, các máy ảnh nhỏ gọn như Canon 650D hay Nikon D7000 được ưa chuộng bởi số đông, so với các máy ảnh full-frame "pro" như của Canon 1D Mark IV hay Nikon D3s. Đối với các ống kính cũng vậy, các ống kính full-frame zoom 1 khẩu như 70-200mm f2.8 hay 24-70mm f2.8 chưa hẳn là sự lựa chọn tối ưu khí ta cần sự cân bằng giữa niềm vui thư giản du lịch & việc săn ảnh. Bên cạnh đó, do đáp ứng được nhu cầu nhỏ gọn mà vẫn không bị hy sinh chất lượng ảnh, các dòng microless của Samsung NX300 & đặc biệt là Sony Nex không chỉ tạo đực chổ đứng trên thị trường mà còn gây ấn tượng tích cực cho các đối tượng phải đi lại nhiều.
2/. Đa năng: cùng với nhiếp ảnh báo chí, phóng sự hay sự kiện, NADL đòi hỏi sự đa năng 1 cách tối đa. Lý do vô cùng đơn giản, tất cả những thể loại nêu trên đều đưa người chụp vào những tình huống với nội dung thay đổi lien tục, thay đổi từ đối tượng chụp đến ánh sáng, đến cả điều kiện chụp.
Sự đa năng này đòi hỏi & phụ thuộc nhiều vào ống kính hơn là máy ảnh. Các ống kính zoom đa tiêu cự luôn được các luôn được các nhiếp ảnh gia DL lừng danh thế giới ưa chuộng & coi chúng là những ống kính chủ lực. Rất nhiều "máy ảnh gia" thần thánh hóa lens 1 tiêu cự & chỉ mang theo 1 ống duy nhất như 35mm f1.4 hay 50mm f1.4. Những ống này phù hợp cho ảnh đường phố hay phóng sự tư liệu. Đối với nhiếp ảnh Dl, các ống prime khẩu lớn không đóng vai trò chủ đạo, mà chỉ mang tính chất bổ trợ cho ống zoom.
Chọn thiết bị theo tình huống chụp
Ngoài 2 yếu tố quan trọng là trọng lượng & đa năng, việc cọn lựa thiết bị phần lớn cũng dựa vào địa điểm của mỗi chuyến đi, các nhiếp ảnh gia DL thường chia các địa điểm thành 3 loại:
1/. Không gian thành phố:
Những địa điểm nổi tiếng như Boston, Paris, London hay Sài gòn là những ví dụ cụ thể cho không gian thành phố. Những thành phố này mang đậm dấu ấn văn hóa & lịch sử như trung tâm tài chính New York City, hệ thống bảo tàng Washington DC hoặc nét cổ kính phương Đông pha trộn Châu Âu như Hà Nội. Đây là nơi phù hợp cho các ống zoom kit như 18-55mm hay 17-50mm hoặc 18-105mm. Các ống siêu rộng như 10-22mm hay 12-24mm có thể phát huy tác dụng trong toàn việc ghi chép toàn bộ khung cảnh kiến trúc nhưng chúng sẽ bị hạn chế rất lớn vì thiếu hụt các tiêu cự dài hơn. Mặc dù đi lại trong thành phố nhưng không phải lúc nào ta cũng có thể tiếp cận nhanh chóng với các khoảnh khắc, đặc biệt những nơi ta không có điều kiện đến thăm thường xuyên.