Móc khóa kiêm túi xách

Saturday, August 29, 2015

Uhm, thì nó nhỏ gọn quá mà, nên có thể móc vào chìa khóa xe hoặc móc vô ngay cái điện thoại cũng được. Nó không những nhỏ mà còn xinh xắn cho nên vật được nó móc vào cũng yên tâm nó không làm xấu đi hình tượng của mình. Phù hợp cho người yêu biển, làm việc ngoài trời & hay đi du lịch.

Matador Droplet Wet Bag hình dáng như 1 giọt nước, nhưng khi cần nó sẽ trở thành cái túi đựng các vật dụng lắc nhắc hoặc chứa 3L nước sạch. Thật ra, nó là 1 chiếc túi được xếp gọn được chế tạo bởi chất liệu mềm mại nhưng chắc chắn & khả năng chống thấm rất tốt. Kích thước khi "tung" ra là 27 x 23 cm & có dây rút ở miệng.
 
Dùng xong, giũ sạch nước, phơi trong mát cho khô rồi xếp vào móc khóa hình giọt nước tặng kèm khi mua. Hiện được bán qua mạng với giá khoảng 330.000 đồng. xem tại http://bit.ly/1MTSqQn
 

Tai nghe cho người tập thể thao

Friday, August 21, 2015

Để năng lượng cơ thể luôn tràn trề khi vận động bằng những giai điệu yêu thích qua các tai nghe thể thao sau:
SMS BioSport
Mẫu này của 50 Cent tập trung váo chất lượng hơn là hình dáng bên ngoài. Nó còn trang bị cảm biến đo nhịp tim quang học (hoạt động qua ứng dụng RunKeeper).
Chất lượng âm thanh khá ấn tượng: giọng hát biểu cảm & chi tiết, không có hiện tượng vỡ bass, chói ỏ dải cao. Có 3 lựa chọn kích cỡ & màu sắc. Điều khiển từ xa, chống nước. Mới đeo không thoải mái lắm nhưng bù lại nằm chắc trong tai. Khi trượt sang chế độ "Heart Break" thông tin nhịp tim gửi đến RunKeeper. Giá khoảng 120$ ở Amazon

Monster iSport Wireless Superslim
Đây là 1 model khác trong dòng iSport hỗ trợ kết nối Bluetooth chuẩn aptX, kết nối qua 1 dây cáp mỏng sau cổ người đeo. Ngoài 1 móc nhỏ, nó còn trang bị cả mic & điều khiển ngay trên dây cáp.
Phần móc giúp tai nghe giữ chặt trong tai. Nếu ta chọn đúng kích cỡ sẽ có cảm giác như 2 gút tai đã móc rể trong tai mình vậy. Chất âm khá ổn, âm trung đẹp, độ chi tiết cao, bass hơi yếu & treble đôi chỗ bị chói. Giá khoảng 120$ tại  Amazon
Outdoor Tech Orcas Active Wireless
Outdoor Tech vốn không phải chuyên về tai nghe nhưng tai nghe này lại có chất lượng rất tốt phù hợp với việc chạy bộ, hỗ trợ Bluetooth aptX & đàm thoại không dây.
Nhìn thiết kế rất "quái" nhưng khi đeo thì lại thoải mái, nhẹ, cáp gọn gàng, phần móc nhìn độc đáo. Có 2 lựa chọn móc đeo & 3 mẫu gút tai. Pin nghe 6 tiếng, chống nước. Chất âm thanh chi tiết nhưng hơi "ủy mị", âm bass không mạnh như ta mong đợi. Giá khoảng 100$ tại Amazon
Soul Electronic Flex
Móc tai thoải mái, gút tai luôn giữ chặt ngay cả khi chạy. dây cáp nhẹ, mảnh, dài 1m2 nhưng rất gọn, nút bật/tắt trên dây hoạt động với 1 ứng dụng trên Android & iOS. Chất âm tuyệt vời, treble nét, giọng hát trong, âm bass nổi bật. Có nhiều màu & 4 kích cỡ khác nhau. Giá khoảng 70$ tại  Amazon

Jabra Pulse
Tai nghe này trang bị nhiều công nghệ hiện đại. Kết nối với ứng dụng Java Sport để cung cấp về nhịp tim & các thông tin khác, tích hợp điều khiển từ xa & mic.
Nói đến tai nghe không dây thì Jabra đứng đầu bảng. Nó nhẹ & vừa vặn đến mức bạn không có cảm giác là mình đang đeo nó. Tính năng theo dõi nhịp tim hiệu quả. Chất âm chưa thuyết phục với mức giá này, nó phải đầy đặn & hoàn hảo hơn.
Giá khoảng 200$ tại Amazon
jabra pulse
Tất cả tai nghe trong bài đã được test bởi các chuyên gia tạp chí công nghệ Stuff

Nhạc số chất lượng cao - Hi-resolution audio (HRA)

Monday, August 17, 2015

Việc rất nhiều người chuyển từ đĩa than, băng cassette hay CD sang download âm nhạc từ iTunes, các trang chia sẻ nhạc miễn phí (hoặc có phí) chính là một cuộc cách mạng trên thị trường âm thanh và làm thay đổi cách chúng ta nghe nhạc. Những định dạng như MP3, AAC khiến việc mua, lưu trữ và thưởng thức trở nên dễ dàng hơn hơn rất nhiều…
Nhưng chuyển sang vấn đề chất lượng, những định dạng như vậy lại chính là trở ngại. Dung lượng file nhỏ đồng nghĩa với việc dữ liệu bị thất thoát trong quá trình nén, độ phân giải chuẩn của âm thanh bị hy sinh để nhường chỗ cho sự tiện lợi. Những người chỉ đơn giản dùng iPod hay smartphone với tai nghe sẽ không để ý đến chuyện này, nhưng với các audiophile, đó là điều không thể chấp nhận nổi.
Âm thanh độ phân giải cao (Hi-resolution audio – HRA), nền tảng của nhạc số chất lượng cao, là cái tên được đặt ra bởi Hiệp hội điện tử tiêu dùng (Consumer Electronics Association – CEA), hiện đang có sự bùng nổ mạnh mẽ với nhiều website bán nhạc số chất lượng tương đương hoặc cao hơn đĩa CD, được hậu thuẫn bởi những thương hiệu giải trí lớn, các nghệ sĩ tên tuổi và những nhà sản xuất đồ hi-end hàng đầu.

Ngay cả một đại gia đã xa rời thị trường audio từ rất lâu là Sony cũng đã có sự trở lại ngoạn mục với một loạt sản phẩm hi-end dành cho nhạc số, người ta có quyền tin tưởng rẳng 2014 sẽ là thời điểm HRA cất cánh bay cao. Vậy thực nhạc số chất lượng cao là gì? Mua ở đâu, phát bằng thiết bị nào? Những câu hỏi đó sẽ được trả lời đầy đủ, chi tiết trong bài viết dưới đây.
Không giống như hình ảnh HD đã được cả thế giới công nhận về mặt kỹ thuật, vẫn chưa có chuẩn mực cụ thể nào dành cho âm thanh độ phân giải cao. Nếu âm thanh của CD luôn ở 16 bit và có tần số lấy mẫu 44.1kHz thì âm thanh độ phân giải cao thường ở 24 bit và có tần số lấy mẫu là 96 hoặc 192kHz, nhưng đôi khi cũng có ở những con số rất lẻ loi như 88,2 hoặc 176,4kHz.
Tần số lấy mẫu chính là số lần chuyển đổi một sóng âm thanh thành một chuỗi tín hiệu digital trong một giây, càng cao thì tín hiệu càng tốt hơn, tương tự như vậy, càng nhiều bit thì tín hiệu đo được càng chính xác hơn. Những file nhạc số 24bit/192kHz được coi là tốt nhất trên thị trường hiện nay, tương đương với đĩa than và trong tương lai sẽ mở rộng lên 32bit/384kHz, một con số thực sự ấn tượng.
Hiện có vài định dạng âm thanh độ phân giải cao cho người dùng lựa chọn, phổ biến nhất vẫn là FLAC (Free Lossless Audio Codec) và ALAC (Apple Lossless Audio Codec), cả hai đều được nén nhưng không làm thất thoát tín hiệu (lossless). Những định dạng khác là WAV, AIFF APE (ít phổ biến hơn) và DSD (cũng là định dạng của Super Audio CD do Sony phát triển). Dù còn nhiều tranh cãi về việc định dạng nào là tốt nhất nhưng thật may mắn, chúng đều tương thích được với mọi thiết bị phát nhạc số hiện nay.
Theo đánh giá của các audiophile trên thế giới, FLAC vẫn là định dạng được ưa chuộng hơn cả do có kích thước nhỏ, hỗ trợ thông tin trong một track nhạc cực tốt (tên ca sĩ, album, thể loại, hình bìa, thời gian phát hành) mà chất lượng lại ngang ngửa với định dạng WAV (không nén). Hiện các website bán nhạc số chất lượng cao trực tuyến chủ yếu bán nhạc ở định dạng FLAC, còn người dùng khi rip CD thành nhạc số có thể tùy ý lựa chọn bất kỳ định dạng nào.
Nhưng nếu rip bằng iTunes thì chỉ có WAV, AIFF và ALAC vì iTunes không hỗ trợ FLAC. Nghe nhạc số chất lượng cao từ nguồn phát đúng chuẩn chỉ với một bộ dàn tầm trung cũng dễ dàng nhận ra chất lượng âm thanh tốt hơn hẳn từ CD hay các định dạng nhạc nén khác. File MP3 tốt nhất chỉ truyền được 320kb/giây, CD là 1411kb/giây, còn một file FLAC 24bit/192kHz truyền được tới 9216kb/giây. Các file nhạc 24bit/96 – 192kHz tái tạo được thứ âm thanh có chất lượng gần ngang bằng với những gì các nghệ sĩ và kỹ thuật gia thực hiện được trong phòng thu âm. Độ phân giải tốt hơn, âm thanh chi tiết, sống động và chặt chẽ hơn, nhạc số chất lượng cao cũng mang người nghe đến gần với sân khấu biểu diễn hơn bao giờ hết.
Nhưng dù sao vẫn có một số người không thể nhận ra sự khác biệt. Vậy nên, nếu bạn không cảm giác được sự hơn kém, tốt nhất là hãy tiết kiệm tiền bằng cách không đầu tư vào phân khúc âm thanh mới mẻ này. Nhạc số có thể được nghe bằng nhiều cách. Phổ biến nhất là từ các thiết bị cầm tay như smartphone hay iPod với tai nghe, từ máy tính ra loa multimedia. Nhưng chỉ đơn giản như vậy thì sự khác biệt giữa file MP3 320kbp và 24bit/192kHz cũng không nhiều. Và đó là lúc các nhà sản xuất thiết bị âm thanh vào cuộc.
Sony Walkman ZX2
Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, các audiophile nghe nhạc số chủ yếu theo hai cách. Một là dùng music server (máy chủ âm nhạc), một thiết bị phát nhạc số đã tích hợp sẵn ổ cứng bên trong, kết nối thẳng với ampli ra loa. Kiểu chơi này khá tiện lợi và dễ dàng nhưng có nhược điểm là không thể cải thiện chất lượng âm thanh của nguồn phát theo “gu” riêng, thiết bị chỉ tương thích với vài định dạng, chưa kể những music server thuộc dòng hi-end lại có giá rất đắt và tính thanh khoản cực thấp. Các thứ hai, thông dụng hơn, được ưa chuộng ở khắp nơi, là dùng máy tính làm nguồn phát, thông qua một thiết bị đặc biệt được gọi là USB Converter kết nối với DAC (bộ giải mã tín hiệu số thành analog), ra ampli và ra loa.
Vai trò của người dùng lúc này sẽ chủ động hơn rất nhiều, bởi họ có thể thay đổi phần mềm phát nhạc, USB Converter hay DAC để điều chỉnh âm thanh theo đúng “gu” thưởng thức của mình. Nên biết, tín hiệu từ máy tính ra USB Converter hoặc trực tiếp ra DAC sẽ không đi theo đường cardsound mà qua cổng USB hoặc cổng FireWire (với máy Mac), không còn chịu ảnh hưởng của chương trình Kmixer trên Windows – được coi là nguyên nhân chính gây nhiễu, ồn. USB Converter đảm nhiệm chức năng chính là giảm jitter xuống tới mức gần như tuyệt đối. Jitter là hiện tượng tín hiệu bị chậm lại khi đi từ nguồn tới đích, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng âm thanh mà dễ nhận biết nhất là méo tiếng. Các thương hiệu sản xuất USB Converter và DAC dành riêng cho nhạc số chất lượng cao phổ biến và được ưa chuộng nhất trong giới audiophile là M2Tech, Musical Fidelity, NAD, Arcam, TC Konnekt, Teac, PS Audio, Cambridge Audio…
Nếu muốn đơn giản, có thể tìm mua các bộ dàn mini hoặc loa multimedia cao cấp đang bán ở Việt Nam, hầu hết cũng đã tích hợp khả năng phát nhạc số chất lượng cao lên đến 24bit/192kHz, chỉ cần kết nối ổ cứng qua cổng USB là xong. Đó là Denon DN8, DN-R5, B&W MM1, B&W A7, Marantz Consolette… Riêng Linn, một nhà sản xuất thiết bị hi-end hàng đầu Anh quốc lại có một triết lý khác về cách chơi nhạc số qua đường máy tính. Các kỹ sư của Linn cho rằng kiểu truyền dẫn tín hiệu PC – USB Converter – DAC vẫn còn khiếm khuyết. PC “đẩy” tín hiệu số qua DAC, việc truyền dẫn tín hiệu theo thời gian thực vẫn bị chậm lại bởi khâu hiệu chỉnh bằng clock trong PC (hoặc trong USB converter) và sau đó hiệu chỉnh lại bằng clock trong DAC.
Một hệ thống với hai lần hiệu chỉnh thời gian là không thể chấp nhận được trong việc tái tạo âm thanh. Linn gọi các sản phẩm thuộc dòng DS (Digital Streamer – truyền dẫn tín hiệu số) của mình là thiết bị chơi nhạc qua mạng (network music player). Linn DS sẽ “kéo” tín hiệu từ ổ NAS qua cổng LAN thay vì cổng USB, hoàn toàn kiểm soát được cả quy trình và chỉ có một clock duy nhất của Linn DS trong toàn hệ thống. Đồng hồ trong dòng sản phẩm Linn DS đã được cấp bằng sáng chế độc quyền và cũng là yếu tố quan trọng nhất giải thích lý do vì sao Linn DS đặc biệt hơn các đối thủ cạnh tranh. Chỉ có truyền dẫn tín hiệu theo thời gian thực chính xác mới giúp âm nhạc tái tạo lại đầy đủ trạng thái cảm xúc củangười nghệ sỹ, và đó cũng là thứ các audiophile mong đợi nhất ở một hệ thống âm thanh. Khi đó, máy tính cũng không giữ vai trò nguồn phát nữa mà chỉ có chức năng điều khiển với phần mềm miễn phí được cung cấp trên website linn.co.uk.Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm cao cấp Linn Klimax DS được coi là một trong những nguồn phát nhạc số tốt nhất trên thế giới hiện nay.
AK120Ⅱcủa iRiver
Ở phân khúc thiết bị cầm tay cũng bắt đầu có những đột phá rõ rệt. iRiver, nhà sản xuất máy nghe nhạc Hàn Quốc đã tung ra thị trường sản phẩm Astell&Kern AK120 (đang bán ở Việt Nam với giá 27 triệu đồng), dùng chip DAC cao cấp Wolfson WM8740 giúp tái tạo lại âm thanh độ phân giải cao 24bit/192kHz một cách hoàn hảo. Với các loại smartphone như LG G2 hay Samsung Galaxy Note 3, người dùng chỉ cần thêm một thiết bị như chiếc USB Hiface DAC của M2Tech ở trước tai nghe là đủ để thưởng thức âm thanh với chất lượng tốt nhất.Có vẻ như iPhone hay iPod đã chậm chân trong cuộc chạy đua này.
Không chỉ Linn, Naim, B&W và một số thương hiệu hi-end hậu thuẫn cho nhạc số chất lượng cao, cả Sony, Samsung và LG cũng đã nhập cuộc. Sony, Warner và Universal tuyên bố họ sẽ sớm ra mắt cửa hàng nhạc số chất lượng cao trong năm 2014.Cuộc chiến bắt đầu nóng lên từng ngày.
Những phần mềm phát nhạc số chất lượng cao phổ biến nhất cho dòng máy tính chạy hệ điều hành Windows là Foobar 2000 (miễn phí), Jriver và XXHighEnd (trả phí).Dòng máy Mac có thể nghe nhạc số chất lượng cao bằng iTunes (miễn phí nhưng không hỗ trợ FLAC và APE) hoặc Amarra và Pure Music (trả phí). Chọn phần mềm nào hoàn toànphụ thuộc vào sở thích riêng của người dùng, tuy nhiên với đa số audiophile Việt Nam, Foobar 2000 vẫn là ưu tiên số một.
Số lượng website bán nhạc số chất lượng cao cũng chưa có nhiều, trong đó được ưa chuộng và tin cậy nhất vẫn là 3 cái tên xuất xứ Anh quốc: Naim Label, Linn Records và Bowers & Wilkins Society Of Sound. Cả ba đều thuộc sở hữu của những nhà sản xuất thiết bị hi-end hàng đầu (Naim, Linn và B&W), chuyên bán nhạc số từ chất lượng CD tới 24bit/192kHz ở các định dạng phổ thông nhất là FLAC, ALAC và WAV.
Ngoài ra còn có 2L và Gimell chuyên nhạc 24bit/96kHz và DSD đa kênh, 7digital và Hdtracks chuyên định dạng FLAC 24bit, HD Klassik chuyên nhạc cổ điển, Quboz từ Pháp và HighResAudio từ Đức.
Theo Techland.com                                                                    

Cho cả nhà xài wi-fi bằng 3G khi đi du lịch.

Friday, August 14, 2015

Ngày trước, các xe khách xịn đã trang bị bộ phát wifi 3G cho khách của mình xài rồi. Thời điểm đó, giá thiết bị cũng không dễ chịu gì & nhu cầu cũng ít. Bước vô quán chưa đặt "đít" xuống ghế đã hỏi: "pass wifi của quán là gì vậy?" rồi. Thời buổi "sống chết" với cái điện thoại thì việc sử dụng wifi mọi lúc mọi nơi là tối cần thiết. Ngày xưa thiết bị có quá ít thương hiệu để lựa chọn, mẫu mã thì đơn sơ mà giá lại cao. Giờ, như nấm mọc sau cơn mưa, tha hồ chọn lựa kiểu dáng, tiện ích & giá tiền phù hợp.
Vậy là ta có thể chia sẻ sóng wi-fi cho người ngồi cùng xe hay người nằm cùng phòng khi chúng ta khi đi du lịch.
Hiện nay có 2 loại sản phẩm cùa bộ phát wi-fi 3G bỏ túi là: sử dụng với loại USB 3G cũ & dòng sử dụng SIM 3G độc lập.
Các dòng xài USB 3G cũ có giá rẻ hơn 1 nửa so với sòng xài SIM. Hiện loại này có giá từ 450.000 - 900.000 đồng. Ngoài ra nó còn kèm theo như là 1 bộ pin sạc dự phòng. Và 2 thương hiệu phổ biến là  Tenda và Hame. Nhưng ổn định thì có ZTE hoặc Huawei

Hame
Tenda
Loại dành cho xe khách, xe hơi hay nhóm người cần bộ phát công suất mạnh thì nhóm này có khá ít thương hiệu. TP-Link đã đưa dòng sản phẩm đầu tiên của mình với thiết kế gọn nhẹ để phù hợp với tính năng di động. Thiết bị có thể được cấp nguồn từ pin dự phòng hoặc bộ sạc của xe hơi thông qua cổng USB. Nó có thể phát wifi khi cắm USB 3G vô, và giá khoảng 500.000 đồng.

Với dòng sử dụng SIM 3G độc lập thì các hãng có tên tuổi như Tenda, TP-Link, Buffalo, Huawei, ZTE...tập trung cho dòng sản phẩm này nên mẫu mã phong phú & đủ giá tiền. Giá của loại này từ khoảng 1,2 triệu đồng, cao cấp hơn thì khoảng từ 2-3 triệu đồng.
TP-Link
Hame
Huawei
Sierra Aircard 753s
Teo đánh giá từ người dùng, các thiết bị liên quan đến 3G ở VN có độ tương thích cáo nhất là các thương hiệu ZTE, Huawei. Các hãng sản xuất router như D-link, Tenda, TP-Link, Maxxcom, Buffalo...nhưng khi kết hợp với 3G thường gặp lỗi sóng yếu, thỉnh thoảng treo máy, phải tháo pin tắt nguồn nếu không sẽ mau hết pin do lỗi bị treo nút On/Off. Loại cao cấp thì có Sierra cho chất lượng ổn định nhưng giá lại cao.
ZTE
Tóm lại, tùy theo nhu cầu của từng người mà ta lựa chọn thiết bị cho phù hợp.

Headphone NAD VISO HP30

Tuesday, August 4, 2015

Lâu lắm rồi mới thấy 1 tai nghe đẹp lạnh lùng như vậy! Không lạnh lùng sao được bởi nó ra đời từ nước Anh mà, mang nặng phong cách Đan Mạch & được sở hữu bởi tập đoàn Mỹ.
Ta có 1 cái headphone chất lượng âm thanh hay, nhưng nó đâu có dịp được ta cho ra chốn đông người bởi cái vẻ bên ngoài.
Với HP30 của NAD thì khác đây. Với vóc dáng quyến rũ & luôn "hút" ánh nhìn của người khác về nó với 1 hấp lực không thể cưỡng lại khi ta cùng nó song hành trên phố hay đang nhâm nhi ly cafe...
Có 3 màu trắng, đen & đỏ. Giá: 169 bảng. Xem tại http://www.whathifi.com

 

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter