Giấc mơ thống trị smartphone toàn cầu của Trung Quốc

Tuesday, September 2, 2014

Mặc dù chưa có tổ chức nào bình chọn hay trao giải, nhưng tất cả mọi người trên trái đất này "ngấm ngầm" phong cho anh Tung Của là "Hoàng Đế" của hàng nhái (copy), hàng dựng (fake). Ngoại trừ những sản phẩm được gia công trên đất TQ cho các hãng danh tiếng và xuất khẩu ra thế giới (đóng mác made in China) thì đa phần cứ nghe nói hàng TQ là người ta "ngài ngại" móc tiền ra mua.
Hôm nay, người TQ đang muốn chứng minh với nhiều chiến dịch xác định lại ý nghĩa của cái gọi là "made in China" bằng làn sóng smartphone mạnh mẽ đang tràn vào thâm nhập thị trường thiết bị công nghệ cao toàn cầu.
Trước nhất, ta điểm mặt những thương hiệu smartphone danh giá, có tên có tuổi của người TQ mà ta biết cũng đã lâu hoặc mới biết và 1 số thuật ngữ sử dụng cho các thương hiệu smartphone TQ này:
_ Lenovo: đại bản doanh đóng tại Bắc Kinh. Phát triển bằng cách thu gom 1 số thương hiệu công nghệ phương Tây rất được yêu thích & nổi tiếng từ xưa như Motorola, hay kế thừa dòng laptop ThinkPad mà IBM đã từng giới thiệu Lenovo được lựa chọn là thương hiệu tiêu biểu của nền công nghệ TQ.
Át chủ bài của Lenovo là Motorola Moto G. Về KT, Moto G hoàn toàn là của Lenovo & hãng cũng cam kết sẽ tiếp tục tâm huyết của Motorola trong việc phát triển các thiết bị Android với nhiều sản phẩm hàng đầu.

_ Huawei: đại bản doanh đóng tại Thẩm Quyến. Là 1 trong những thương hiệu smartphone bán chạy nhất ở Anh. Hãng cũng đã cung cấp công nghệ làm cáp quang băng thông rộng & các bộ thu 4G trên xe hơi tại 1 số quốc gia Châu Âu.
Át chủ bài là Huawei Ascend P7. Một trong những smarphone mỏng nhất thế giới, dày chỉ 6.5mm của Ascend P7 cũng khiến iPhone 5 trở nên mập mạp. Đây có lẻ là điện thoại TQ phổ biến rộng rãi nhất hiện nay.
_ Xiaomi: đại bản doanh đóng tại Bắc Kinh. Thành lập năm 2010 nhưng doanh số của hãng còn cao hơn cả Apple tại thị trường TQ. Người sáng lập Xiaomi là Lei Jun cũng giống như Steve Jobs của Apple ở chổ luôn tạo nên những buổi lễ ra mắt sản phẩm mới gây ấn tượng.
Át chủ bài là Xiaomi Mi3. Thiết kế hơi giống Nokia Lumia, cấu hình tương đương smartphone trên 15 triệu đồng. Thứ duy nhất Mi3 thiếu là 4G
_ Oppo: đại bản doanh đóng tại Quảng Đông. Bắt đều với việc sản xuất đầu đãi Blue-ray & PMP (thiết bị giải trí cầm tay, như máy nghe nhạc MP3), trước khi gi nhập thị trường smartphone năm 2008. Sau đó hãng cho ra đời smartphone mỏng nhất thế giới (Finder) & smartphone có màn hình 1080p đầu tiên (Find 5).
Át chủ bài là Find 7, với cấu hình vượt trội: màn hình độ phân giải 2K, camera 50MP có chế độ chụp 10 ảnh cùng 1 lúc.
_ OnePlus: đại bản doanh đóng tại HongKong, Thẩm Quyến. Thành lập vào 12/2013 bởi cựu phó chủ tịch Oppo, hiện sản phẩm mới chỉ có OnePlus One. Số lượng rất hạn chế, phải có giấy mời mới được mua 1 cái. Điều này tự nhiên kích thích sự tò mò của người dùng với One lên cao bất ngờ.
Át chủ bài là OnePlus One, giá khoảng 8 triệu nhưng cấu hình ngang ngữa Galaxy S5.


Thuật ngữ cho các smartphone TQ:
_ SHANZHAI: những sản phẩm nhái theo các sản phẩm hiện có với mức giá rẻ. Những chuyên gia Shanzhai có thể thiết kế, lắp ráp mội chiếc điện thoại mới chỉ trong vòng 40 ngày.
_ WCDMA: kết nối 3G được truyền theo 2 chuẩn là WCDMA & HSPA. Nhiều điện thoại TQ chỉ hỗ trợ WCDMA
_ CYANOGENMOD: các điện thoại TQ thường có giao diện tùy chỉnh như Cyanogenmod, giao diện mã nguồn mở nền Android cung cấp khả năng điều khiển đa dạng.

MIUI là gì?
_ MIUI hơi khó đọc. Ta có thể phát âm như "Me You I" - là viết tắt tên giao diện người dùng của Mi, trong đó Mi là thương hiệu mới toàn cầu của Xiaomi. Các nhà sx điện thoại TQ thích tạo ra các giao diện Android thay đổi đáng kể trong đó MIUI là 1 trong những giao diện tiên tiến nhất. Nó được cập nhật hàng tuần theo thông tin phản hồi từ người dùng.
_ Nó có ưu điểm gì?
Nếu bạn đang chán giao diện Android quen thuộc thì MIUI mở ra 1 thế giới đầy thú vị. "Themes" la 1 trong những tính năng thú vị phổ biến nhất của MIUI cho phép bạn  chọn từ hàng ngàn hình mới cho giao diện của điện thoại & menu. Hiện đang có hàng trăm thủ thuật khác nữa, bao gồm 1 đồng hồ báo thức ngay cả khi tắt điện thoại.
_ Nhưng bạn không xài điện thoại TQ.
Xiaomi đã tùy chỉnh ROM MIUI cho hầu hết các điện thoại Android hàng đầu.Chỉ cần truy cập http://en.miui.com/forum.php. Nếu bạn không Root hoặc cài đặt ROM điện thoại, bạn vẫn có thể nhận hầu hết các chứ năng bằng cách download ứng dụng MIUI Launcher trên Google Play.
_ Nghe rắc rối quá!
Đúng vậy, nó không phải dành cho tất cả mọi người. Một số người dùng thích cái cách MIUI kết hợp giữa sự bóng bẩy của iOS với sự tự do của Android; những người khác thì thích khả năng "Tweak" vô hạn của Cyanogenmod.
Qua bài viết & phân tích của Stuff quá hay, nay chia sẻ với tất cả tại đây.
Có thể bạn chưa biết nên thông tin thú vị này dành cho bạn: 1 nửa trong số 10 thương hiệu smartphone bán chạy nhất toàn cầu là của TQ, ghê chưa! Xét cho cùng thì TQ chiếm 1/5 dân số thế giới và việc 700 triệu người sử dụng smartphone là điều dễ hiểu. Và trong khi thị trường trong nước chín muồi thì thị trường của các hãng sx smartphone TQ sẽ ở đâu? Chắc chắn là ngoài TQ.

Khi các đối thủ trong nước đã lớn mạnh như Lennovo, ZTE, Coolpad bắt đầu nhúng 1 chân vào bể bơi smartphone toàn cầu thì Xiaomi - thương hiệu mới nhất tham gia vào nhóm thương hiệu công nghệ cao của TQ, đang chuẩn bị cú nhảy ngoạn mục, khi năm 2013 đã tuyển mộ thành công  Hugo Barra - ông chủ Google Android, người hứa sẽ đưa Xiaomi trở thành "một sản phẩm toàn cầu" trong vòng 2 năm tới.
Tầm nhìn nhân dân tệ
Trước đây, các nhà sx smartphone TQ chưa thấy cần thiết đưa "con em" của mình ra đấu trường quốc tế.  "Khi bạn có 1 thị trường gần 1 tỷ người sử dụng smartphone hoạt động ở TQ, không có gì khó hiểu khi bạn sẽ bắt đầu tại thị trường đó". Phil Muncaster - chuyên gia về công nghệ lý giải. Sau khi gầy dựng được cơ sở vững chắc trong nước, sau đó sử dụng như 1 bàn đạp để bước ra thị trường toàn cầu. Các bàn đạp đó đang nâng bước cho các thương hiệu TQ.
Còn ở vị trí người sử dụng, chúng ta cũng dần đồng điệu với phương pháp tiếp cận này của TQ. Kantar Worldpanel - chuyên gia về smartphone phân tích: "3 năm trước 1 smartphone có giá dưới 5 triệu và iPhone là 1 trời 1 vực, tuy nhiên điều đó đang thay đổi nhanh chóng. Người tiêu dùng ngày càng hiểu rằng giá các điện thoại được đẩy lên cao qua các chiêu trò martketing. Đây là lý quan trọng  mà các điện thoại chất lượng TQ lại có giá thấp hơn nhiều". Khi những người dùng smartphone ngày nay muốn chiếc điện thoại của họ khác hẳn với hằng hà xa số với smartphone còn lại, họ cũng tìm kiếm cho mình những thiết bị có giá trị tốt hơn.
Những cái tên tạo nên sự thay đổi
Theo những thương hiệu smartphone kể trên, 1 trong những cái tên được chú ý nhất hiện nay là OnePlus One. Nó có cầu hình tương đương Galaxy S5 nhưng giá chỉ khoảng 8 triệu đồng. Giám đốc OnePlus, ông Carl Pei tự hào nói: "lúc sản phẩm ra mắt chúng tôi còn là thương hiệu mới toanh, 7 tháng sau chúng tôi trở thành 2 trong số các chủ đề hót trên Twitter".
Nếu như bạn đang ở Anh, sở hữu 1 điện thoại thương hiệu Vodafone tức là bạn đang sử dụng Huawei hay ZTE.
Huawei với at chủ bài Ascend 7, được giới thiệu trên 1 số trang mạng như là 1 sự thay thế ngang tầm galaxy S5. Đó là 1 chiếc điện thoại đẹp, rẻ hơn Galaxy S5 3 triệu đồng. Phó giám đốc marketing của Huwei - Shao Yang nói: "3 yếu tố quyết định thành công của chúng tôi là: chất lượng, đổi mới & sư cao cấp trong tầm tay mọi người".'
Cuộc khủng hoảng về bản sắc
Các hãng sx điện thoại TQ còn nhiều việc phải làm nếu như muốn người sử dụng cầm trên tay 1 sản phẩm TQ sẽ nghĩ đến từ "cao cấp". Sky Li - phó chủ tịch bộ phận kinh doanh nước ngoài của Oppo trả lời phỏng vấn của Stuff: "thời gian đầu sản phẩm của chúng tôi bị "soi" rất kỹ. Phải đến khi chiếc Find 5 ra mắt, quan điểm đó mới thay đổi nhanh chóng.
Vấn đề về niềm tin
Sự kỳ thị về hàng nhái không phải là trở ngại duy nhất của các hãng điện thoại TQ tiến tới sự thống trị toàn cầu, còn đó về vấn đề an ninh. Điều này xuất phát từ cáo buộc của 1 cựu giám đốc CIA (mà Huawei kịch liệt phủ nhận) cho rằng Huawei là gián điệp cho chính phủ TQ. Và những tiết lộ gần đây của cơ quan tình báo NSA đã khiến chính phủ các nước này ngày càng siết chặt giám sát các sản phẩm quốc gia này.
Suff đánh giá
Đây sẽ không là cuộc cách mạng 1 sớm 1 chiều các cty TQ sẽ phải vượt qua những trở ngại lớn về vă hóa, marketing, vấn đề về sở hữu trí tuệ & các quốc gia Châu Âu như Anh Quốc có thể là 1 trong những thị trường khó "hack" nhất".

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter

Archives