Sắp xếp phòng nghe nhạc để âm nhạc hay hơn.

Friday, October 31, 2014

Trong thực tế, có nhiều hệ thống âm thanh vừa phải nhưng lại nghe hấp dẫn hơn so với bộ dàn đắt tiền. Bí quyết chính là ở chổ hệ thống đó đã được sắp xếp tối ưu trong không gian nó trình diễn.
Rất nhiều dàn âm thanh hi-fi đang phục vụ trong các gia đình nhưng vẫn chưa phát huy tối đa khả năng trình diễn của chúng, thậm chí mới chỉ thể hiện được 1 nửa khả năng tái tạo âm thanh tốt nhất. Cách giải quyết phần lớn của gia chủ là nâng cấp các thành phần trong hệ thống như đầu đĩa, ampli, loa, dây dẫn v.v. Quá trình thay đổi này trong nhiều trường hợp sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt lên, nhưng cũng có khi không thay đổi gì mặc dù đã chi thêm 1 số tiền.
Đầu tư đổi mới thiết bị thì ai cũng kỳ vọng sẽ đem lại 1 cải thiện đáng kể, tuy nhiên thực tế thì không được như mong đợi, khi những yếu tố cơ bản như cách sắp xếp thiết bị & xử lý âm học phòng nghe chưa được quan tâm tối đa. Mà đây là những cách không tốn nhiều chi phí, thậm chí là chỉ mất công & khéo léo đôi chút.
Mục tiêu của hầu hết người chơi âm thanh là điều chỉnh bộ dàn của mình theo hướng tái hiện âm thanh  "y như âm nhạc thật"  hay còn gọi là "âm thanh trung thực tuyệt đối", nhưng các chuyên gia Stuff có thể nói ngay đây là mục tiêu rất khó đạt được về mặt kỹ thuật. Việc nghe nhạc tại nhà qua bộ dàn, thì điều quan trọng nhất phải đạt được đó chính là bộ dàn đem lại cảm xúc âm nhạc cho người nghe chứ không hẳn bộ dàn tái hiện được cái gọi là "âm thanh trung thực tuyệt đối". Khi bộ dàn đem lại cảm xúc âm nhạc tốt, ta dường như quên đi hệ thống âm thanh và chỉ còn hòa nhập với âm nhạc. Khi ta nghe "nhạc sống" cái đem lại cảm xúc nhất chính là độ động (dynamic) hoàn hảo của âm thanh, nghĩa là âm thanh khi "nghe sống" hoàn toàn không bị nén không bị làm sai lệch như khi qua các thiết bị điện tử, cho dù là dàn hi-end đắt tiền cỡ nào đi chăng nữa, do đó nó rất sống động, cho dù dải tần nó không rộng, tiếng bass không trầm hùng uy lực, tiếng treble không cao vút tả tơi khi ta cố  khai thác ở nhà. Nét hấp dẫn thứ 2 chính là âm sắc của từng nhạc cụ, từng giọng ca. Chính 2 yếu tố này tạo nên nét cuốn hút của nhạc sống, mà mục tiêu tái tạo ở bộ dàn cũng là làm sao càng gần như khi nghe "nhạc sống"càng tốt.
Để có trải nghiệm âm thanh tốt nhất trong điều kiện hạn chế, chuyên gia Stuff đề xuất 1 số giải pháp & mẹo vặt  rất cụ thể mà ta có thể áp dụng dễ dàng, không tốn nhiều tiền để cải thiện chất lượng âm thanh cho bộ dàn của mình, trước khi tính đến việc bỏ tiền nâng cấp thiết bị.

Dành 1 không gian riêng để nghe nhạc
Không phải ai cũng có 1 căn phòng đủ lớn để bài trí hệ thống âm thanh. Đa phần mọi người xếp bộ dàn chung với phòng khách, phòng ngủ hoặc 1 góc nào đó trong nhà. hãy cố gắng tìm 1 góc yên tĩnh, ít có những bức tường trống , hoặc cửa kính tấm lớn. Nếu may mắn có được 1 phòng nhỏ riêng biệt thì cũng là quá tốt rồi.
Phòng nghe hay không gian  nghe quyết định rất lớn đến chất lượng âm thanh của hệ thống . Nhiều người bỏ số tiền lớn ra mua thiết bị nhưng không nhận được chất lượng trình diễn tối đa mà lẻ ra các bộ loa hay ampli đó có thể có. Lý do chính là cho dù bộ loa có tốt đến đâu mà phòng nghe không chuẩn hoặc sắp xếp không đúng cách đều làm mất đi những giá trị mà thiết bị cao cấp mang lại.
Trong khi các thiết bị & dây dẫn khá mắc thì việc làm tiêu âm cho phòng nghe hoặc sắp xếp các thiết bị đúng cách, nhất là loa thì không mất nhiều tiền. Âm nhạc sẽ được giải phóng khỏi những hạn chế phòng nghe & âm nhạc sẽ hay hơn. Thế cho nên mới có chuyện có những dàn âm thanh giống nhau nhưng âm thanh lại khác biệt vì được đặt ở những vị trí khác nhau

Lát gỗ & trải thảm lên sàn gạch men.
Nếu sàn của phòng nghe nhạc là gạch men, hãy lót sàn gỗ & sau đó trải thêm thảm lên trên. Đảm bảo sau khi làm như vậy âm thanh sẽ được cải thiện 1 cách rõ rệt theo hướng trầm ấm hơn, bớt hẳn chói gắt & cuốn hút hơn. Hiệu quả của việc lót sàn gỗ & trải thảm còn cao hơn hẳn việc chi tiền mua loa hay ampli mới.
Cần chú ý lớp sàn gỗ phải được kê lót chắc chắn, không rung & tạo ra dội âm. Nếu ta đí trên sàn gỗ mà thấy tiếng kêu hoặc không chắc chắn thì phải sửa ngay. Nếu sàn bọ cong vênh hay có hộp khí , khi đó sàn gỗ trở thành buống cộng hưởng âm, làm rung & nhòe cá nốt nhạc, làm tiếng bass bị ù.
Tấm gỗ tán âm tiêu biểu.

Xử lý ấm học các bức tường & góc phòng
Tường phòng nghe để trống sẽ có tác động dội âm rất lớn, các sóng âm va đếp vào tường gây ra hiện tượng phản xạ & tản xạ rồi đến tao người nghe chậm hơn so với sóng âm trực tiếp từ loa làm cho âm thanh bị nhòe, ù, mất cảm giác chính xác về âm hình của hệ thống tái tạo. Xử lý tường phòng nghe là yếu tố chất lượng  nghe nhạc của phòng. Có rất nhiều cách xử lý phản xạ âm bởi tường phòng nghe, tùy theo tình huống cụ thể. Việc đặt các kệ sách, giá đĩa có nhiều ô, ngăn sát tường , các chậu cây cảnh cũng là giải pháp phù hợp. . Nếu chuyên nghiệp hơn, ta có thể dùng các mảng gỗ tán âm , tiêu âm được đóng theo các quy chuẩn cụ thể & gắn lên tường sẽ có hiệu quả tốt hơn nữa. Số lượng các vật tiêu âm - tán âm càng nhiều, âm thanh càng đỡ bị phản xạ, âm thanh sẽ nghe rõ nét hơn hẳn, bớt chói gắt, bớt đi độ vang, âm hình cũng cũng rõ nét hơn.
Hiện nay có nhiều cửa hàng bán nhiều vật liệu tán âm - tiêu âm với nhiều hình thức & vật liệu khác nhau, nhưng hàng chính hãng thì có giá không hề rẻ. Nếu khéo tay ta có thể tự làm hay nhờ thợ làm theo kiểu dáng hàng "xịn", chất lượng thua kém 1 chút nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng nhập khẩu.
Bên việc xử lý tường, việc xử lý các góc phòng cũng rất quan trọng, đặc biệt là với hiện tượng 1 số phòng tiếng pass bị ù ù, bị dội rền hoặc ùm. Nên làm các cột chân voi đặt vào góc phòng sẽ triệt tiêu hiệu quả âm trầm dư thừa, lưu ý chiều cao cột chân voi tối thiểu bằng 1/2 chiều cao trần. Giải pháp đơn gỉan hơn & đẹp mắt, có thể là 1 giá đĩa hay giá sách tiết diện tam giác đặt khớp 45 độ vào góc tường. Bức tường sau loa & sau người nghe đặc biệt quan trọng với phản xạ âm thanh. Ta nên chú ý làm tiêu âm tốt 2 bức tường này
Nói chung phòng nghe đủ rộng , kê loa cách tường 1m trở lên & ghế nghe cách tường khoảng 1m trở lên sẽ cải thiện tốt âm hình cũng như giảm hiện tượng phản âm khó chịu.
Lưu ý là bố trí các vật tiêu - tán âm nên chừng mực, vừa bổ sung vừa nghe thử, bao giờ cân đối hết vang vọng hay rối tiếng thì thôi, nếu bố trí quá nhiều, âm thanh sẽ khô khan & mất đi sự sống động.
Vị trí tối ưu đặt kệ máy
Phần lớn ta hay đặt dàn máy chính giữa 2 loa, đặt như thế khá gọn gàng & đẹp mắt nhưng về mặt âm học thì không tốt, vì vị trí đó là nơi chịu ảnh hưởng của tiếng bass khá lớn, tiếng trầm mạnh sẽ làm rung động các thiết bị tinh vị như đầu CD, ampli đèn v,v. gây ảnh hưởng xấu nhất định. Các bảng hiển thị của CD hay ampli sẽ gây mất tập trung khi ta thưởng thức nhạc. Vị trí để dàn máy tốt nhất là dọc theo 2 bức tường bên. Khoảng giửa tường hay gần vị trí ta ngồi nghe. Tuyệt đối tránh 4 vị trí đặt các thiết bị âm thanh nhạy cảm như đầu đãi than, đầu CD & ampli đèn là: góc tường, nơi tiếp giáp sàn & tường sau loa & sau lưng bạn.
Sắp xếp loa cho đúng
Các bộ loa cần có không gian thoáng nhất định để thể hiện chất âm tự nhiên của chúng.Để tránh phản xạ âm, nhất là âm trầm, cần kéo loa ra xa tường khoảng cách tối thiểu 0,5m. ta có thể thí nghiệm việc đặt loa gần tường hay xa tường, âm thanh sẽ thay đổi đáng kể. Để làm rõ âm hình stereo trong 1 không gian hẹp, hoặc nếu vị trí giữa 2 loa quá xa, ta có thể xoay 2 mặt loa hơi nghiêng vào phía ghế ngồi nghe. Sắp đặt khác đi sẽ làm giảm chất lượng trình diễn của chúng & hiệu quả âm nhạc của toàn hệt thống.
Tất nhiên cũng có nhiều bộ loa được thiết kến để đặt sát tường  hay trong góc. Những loại loa đó được thiết kế đặc biệt để sử dụng vách tường liền kề để hỗ trợ việc tái tạo âm trầm. Nhưng có đến trên 90% các loa phổ thông không nên đặt như vậy.
Khoảng không giửa 2 loa & vị trí người ngồi nghe cũng không nên có bất kỳ 1 bề mặt phẳng & cứng nào, ví dụ như bàn kính để nước uống, hoặc tấm đá...những vật đó nếu diện tích đủ lớn sẽ gây phản xạ âm & làm rối âm thanh.
Dàn máy được đặt bên phải tường
loa ampli cao cấp
Loại trừ các thiết bị gây nhiễu
Nhiều thiết bị như máy tính, TV, các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, máy giặt, máy xay sinh tố...đều có thể gây nhiễu vào âm thanh khi chúng hoạt động, nhiễu này có thể là tiếng ồn hoặc các sóng điện từ phát ra khhi chổi than & các phần tử sóng khác hoạt động. Tốt nhất là tắt hẳn majy1 tính, TV & các loại máy gia dụng khác  khi nghe nhạc hoặc bố trí xa nơi nghe nhạc. Ngay cả các thiết bị KTS số khác như đầu CD, DAC nếu không cần thiết cũng có thể tắt bớt nếu ta đang thưởng thức đĩa than hay băng cối.
Lắp đặt đường điện riêng cho hệ thống âm thanh
Đây là giải pháp tốt nếu như ta có thể làm được. Đặc biệt đối với căn nhà được xây dựng từ đầu, hãy tính đến việc bố trí phòng nghe ở đâu, và kéo cho nó 1 đường điện riêng từ đầu nguồn vào phòng mà không có bất cứ thiết bị gia dụng nào sử dụng chung đường điện đó. Bời vì bất kỳ thiết bị gia dụng nào đang bật và ở trên cùng mạch điện với hệ thống audio của bạn cũng gây tạp nhiễu cho dòng điện, đặc biệt là các thiết bị có mô-tơ, biến trở & máy tính. Đường điện riêng cho audio đó, ta thêm vào biến áp cách ly, các bộ lọc nhiễu & dây mass tiếp đất (nếu có). Như vậy nguồn điện cho audio sẽ "sạch" hơn & chắc chắn âm nhạc sẽ hay hơn, bởi bản chất âm thanh ra loa chính là dòng điện "sạch" từ nguồn điện được điều khiển bởi các tín hiệu âm nhạc từ nguồn phát âm thanh mà thôi.
Sắp xếp hệ thống dây gọn gàng.
Phía sau bộ dây thường có rất nhiều loại dây. Ta hãy chú ý tới việc sắp xấp các loại dây sao cho phù hợp, trên nguyên tắc đường dây nên đi ngắn gọn, dây dài thừa nên quấn lại & cố định nhờ những dây đồng cứng nhỏ. Lưu ý không bao giờ để các dây nguồn chạy gần hoặc song song với dây tín hiệu & dây loa. Các dây tín hiệu có thể bó lại với nhau. Nếu bắt buộc dây nguồn & dây tín hiệu gần nhau thì khoảng cách an toàn là 20cm. Trong trường hợp chúng cắt ngang qua nhau , tốt nhất là sắp đặt sao cho chúng giao nhau thành góc vuông
Những thủ thuật trên tuy khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, nếu ta áp dụng đúng cách & đầy đủ.

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter