Một số thuật ngữ trong thế giới "thời gian" cần biết.

Saturday, April 16, 2016

Tourbillon.
Chỉ cần cỗ máy "thời gian" của bạn có cái chữ "tourbillon" này thôi thì giá trị của nó không thể tưởng, thậm chí người say mê "thời gian" chỉ có mơ, chỉ có ước chứ chưa 1 lần trong đời sở hữu. Có thể nói nó chỉ dành cho giới "vua chúa". Vậy Tourbillon là gi mà người say mê "thời gian" luôn ao ước?
Qua tham khảo nhiều thông tin từ Internet blog rút gọn thông tin để giúp ta hiểu chính xác về cái gọi là Tourbillon trong đồng hồ cơ hoặc hay còn gọi đồng hồ tự động (automatic).


Đồng hồ cơ ra đời là một phát triển vĩ đại của loài người. Đồng hồ Automatic là đồng hồ tự động, không dùng đến pin mà chạy bằng năng lượng dây cót do bánh đà hoặc lên cót thêm bằng tay. Sau này, các chuyên gia đã phát minh ra rotor (từ gốc là rotate: quay) áp dụng cho đồng hồ đeo tay, rotor sẽ chuyển động khi tay người đeo chuyển động, lúc đó đồng hồ sẽ được lên giây. Chính vì không phải lên giây bằng tay mà lên giây bằng rotor một cách tự động nên nó được gọi là đồng hồ tự động lên giây gọi tắt đi là đồng hồ tự động (automatic), đồng hồ cơ.
Tuy nhiên, đồng hồ cơ bình thường chạy chưa chính xác hoàn hảo bởi khi tay người đeo vận động, đồng hồ bị nghiêng thì trục không còn thẳng đứng nên chịu tác động lệch so với trọng lực trái đất. Mục đích của phát minh này là loại bỏ sự tác động của trọng lực tác dụng lên tính đẳng thời của quả lắc trên những chiếc đồng hồ thời bấy giờ. Hiểu đơn giản là quả lắc chỉ chạy chính xác khi nó được đặt ở phương thẳng đứng, nếu lệch trục thì nó sẽ chạy sai và gây ra sai lệch giờ. Tourbillon với thiết kế tinh xảo và phức tạp đã ra đời là công cụ giúp chuyển động của quả lắc luôn ở phương thẳng đứng nhờ chuyển động xoay tròn liên tục của nó.
Và nhà chế tác đồng hồ xuất sắc Abraham-Louis Breguet (sinh năm 1747 - mất năm 1823) đã phát minh ra bộ chuyển động "tourbillon" huyền thoại này vào năm 1798 và được cấp bằng sáng chế vào năm 1801.
Tourbillon là một bộ phận nhỏ trong hàng trăm, hàng ngàn chi tiết của một chiếc đồng hồ. Nhiều người còn "ví" Tourbillon là trái tim của những chiếc đồng hồ vì hình dạng và đặc tính chuyển động không ngừng của nó. Nhắc đến Tourbillon người ta thấy được sự chính xác, cầu kì và vô cùng phức tạp, đồng nghĩa với việc chúng vô cùng quý hiếm và đắt đỏ. Thách thức trong việc sản xuất Tourbillon chính là kích thước của nó, quá nhỏ, chỉ bằng nửa đốt ngón tay út của người bình thường hoặc bé hơn mà lại được cấu thành từ rất nhiều linh kiện. Thường thì một bộ Tourbillon có từ 40 - 90 chi tiết nhỏ ghép lại và trọng lượng cho cả bộ dao động từ 0,2 -0,6g (cực nhỏ).

Bộ chuyển động Tourbillon đầu tiên do Breguet phát minh
Kích thước của tourbillon
Để đánh giá một chiếc đồng hồ Tourbillon "đẹp", ngoài thiết kế còn phải xét đến tính hiệu quả và tính tổng thể chiếc đồng hồ này được trang bị Tourbillon như thế nào. Hầu hết những chiếc Tourbillon thông thường xuất hiện với mặt số đơn giản và bộ chuyển động Tourbillon được đặt ở vị trí 6h.
Jaeger-LeCoultre
Haldimann H1 - chiếc đồng hồ đầu tiên với thiết kế Flying Tourbillon nằm chính giữa mặt số.
Giá: 180,000 USD (theo nhà sản xuất công bố) ~4 tỷ VND
Girard Perregaux Vintage 1945 Tourbillon - thiết kế kinh điển với 3 cầu vàng
Giá: 625,000USD (theo nhà sản xuất) ~ 14 tỷ VND
Hublot Classic Fusion Haute Joaillerie - Tourbillon với kim cương khắp mọi nơi
Giá: ~23 tỷ VND

Roger Dubuis Excalibur Quatuor - 4 bộ chuyển động Tourbillon trên 1 chiếc đồng hồ
Giá: ~ 25 tỷ VND
 
 
Chronograph
Đơn giản nhất chỉ là đồng hồ có chức năng bấm giờ. Chronograph còn được gọi là stopwatch, và chữ stopwatch có vẻ quen thuộc cũng như dễ đoán nghĩa hơn.

Tìm hiểu đôi chút về loại đồng hồ có mang tên Chronograph:
Chronograph được phát minh từ khoảng năm 1821 bởi Nicolas Rieussec - một nhà chế tạo đồng hồ người Pháp. Ban đầu nó đơn thuần chỉ để đo thời gian, nhưng dần dần sau đó nó được tích hợp vào đồng hồ đeo tay, lần đầu tiên là vào năm 1910. Kể từ đó đến nay, những chiếc đồng hồ đeo tay có chronograph luôn được ưa chuộng và trở thành một chức năng cơ bản không thể thiếu.
Đối với các loại đồng hồ điện tử, việc sử dụng chức năng bấm giờ tương đối dễ dàng, màn hình chỉ việc ẩn chế độ giờ hiện hành đi và hiển thị chế độ bấm giờ. 

Còn đối với các loại đồng hồ kim, để có thể đo thời gian thì cần phải có thêm một số mặt phụ (sub-dial) để thể hiện các thang đo khác nhau. Thông thường có 3 mặt phụ: thang đo 60 giây (kim quay đủ 1 vòng là được 60 giây), thang đo 30 phút hoặc 60 phút và thang đo 12 giờ hoặc 24 giờ (tùy theo thiết kế của từng loại đồng hồ).
Để điều khiển chức năng này phải có các nút bấm: nút Start/Stop để bắt đầu đo và dừng đo, nút Reset để đưa kim ở các mặt phụ trở về lại vị trí số 0 (xem hình bên dưới).


Comments

One Comment

RSS

Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter