Cho dù ngày nay máy ảnh thậm chí điện thoại cũng có thể quay được phim HD, nhưng để ghi lại những thước phim HD giá trị xem trên cái TV "bự chảng" thì ta cần có 1 máy quay phim HD chính hiệu.
Canon VIXIA HF S21
_ Zoom quang: 10x
_ Zoom số: 200x
_ Chụp ảnh tỉnh: 8MPx
_ Tiêu cự: 6,4 - 64
_ Bộ nhớ trong: 64GB
_ Giá khoảng $670
Panasonic HDC TM 900
_ Zoom quang: 12x
_ Zoom số: 700x
_ Chụp ảnh tỉnh: 7,15 MPx
_ Tiêu cự: 3,45 - 41,4
_ Bộ nhớ trong: 35GB
_ Giá khoảng $750
Sony HDR CX760V
_ Zoom quang: 10x
_ Zoom số: 120x
_ Chụp ảnh tỉnh: 24,1 MPx
_ Tiêu cự: 3,8 -38
_ Bộ nhớ trong: 96GB
_ Giá khoảng $900
Theo các bài review trên mạng thường có quá nhiều ý kiến trái ngược nhau về cùng 1 sản phẩm, do đó cũng không dễ để xác định rằng 1 chiếc máy quay HD có hợp với bạn hay không (trừ những sản phẩm quá tệ hoặc quá tốt thì không nói đến làm gì). Nếu như có điều kiện thì việc mượn sản phẩm để trải nghiệm tận tay trong 1 thời gian ngắn là tốt nhất. Còn không, thì ta có thể dựa vào thương hiệu như những ông lớn như Sony, Panasonic hay Canon đã nổi tiếng toàn cầu thì sản phẩm của họ ta có thể hoàn toàn tin tưởng.
Đã là máy quay HD thì ta luôn quay ở chế độ HD để tận dụng hết chất lượng ảnh sắc nét không thua kém gì đĩa Blu-ray hay truyền hình HD. Video phân giải thấp chỉ nên nên dùng khi dung lượng lưu trữ hạn chế.
Nhiều máy quay ngay nay đều ghi lại hình ảnh theo chuẩn AVCHD (Advanced Video Coding High Definition) do Sony & Panasonic phát triển. Định dạng này là dạng khác của H264 được dùng trong đĩa Blu-ray, hỗ trợ lên tới 1080p 60fps và cả hình ảnh 3D. Vấn đề ở chổ là AVCHD là dạng nén lossless không mất dữ liệu, trong khi định dạng MPEG-4 cực kỳ phổ biến là nén lossy, tức là hình ảnh bị giảm sút do dữ kiệu bị loại bỏ để giữ kích thước file được nhỏ. Do đó, chuyển file từ AVCHD sang máy tính là khá phức tạp.
Nếu có dự định biên tập file AVCHD thì bạn cần có 1 máy tính cấu hình khủng, với chip xử lý tối thiểu 4 nhân, 8GB RAM trởi lên, card đồ họa mạnh và dung lượng ổ cứng phải lớn.. Đó là bởi AVCHD đòi hỏi sức mạnh xử lý đồ họa rất nặng nề. Những máy tính chuyên dùng chơi game hay tác vụ đồ họa chuyên nghiệp thường đáp ứng tốt được nhu cầu này. Còn với MPEG-4, mọi máy tính lắp ráp trong vài năm gần đây đều xử lý dễ dàng.