"ông vua" off-road

Wednesday, July 29, 2015


Mặc kệ thời gian trôi, mặc kệ đia hình dễ hay khó, mặc kệ những ai chạy đua theo trào lưu mới không ưa kiểu dáng... Những "ông vua" địa hình này luôn giữ cho mình 1 phong cách & đương nhiên là cả phong độ trên những chặng đường trong suốt nhiều thập kỷ.
Mercedes-Benz G-Class
Tháng 5/2015 vừa qua. Mercedes - Benz cho ra mẫu G-class phiên bản cải tiến cho năm 2016, đánh dấu 36 năm lịch sử 1 thương hiệu xe off-road. Và G-class vẫn không thay đổi đáng kể gì từ khi nó ra đời năm 1979.

G-class 2015
Ý tưởng thai nghén về chiếc xe này xuất hiện năm 1972, khi liên minh Daimler-Benz AG và Steyr Daimler-Puch AG lên kế hoạch sản xuất 1 chiếc xe đi xuyên quốc gia. Một cuộc khảo sát thị trường trong 2 năm cho thấy nhu cầu cho dòng xe này là rất cao. Giống như người Mỹ đã làm với Jeep, người Đức cũng muốn chứng tỏ họ có lựa chọn riêng của mình, thậm chí còn "ghê gớm" hơn do có bề dày và kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Và họ đã làm được điều mà thế giới không bao giờ quên trong làng xe địa hình thế giới.
Mercedes-Benz luôn có lý do của mình để giữ nguyên phong cách thiết kế ấy. Tổng thể vuông như chiếc hộp, nhưng lại rất cá tính với đường nét dập & trang trí, đồng thời có tác dụng tăng cường độ cứng cho thân vỏ. Chính sự bảo lưu phong cách đó đã tạo nên 1 sân chơi bình đẳng & gần gũi giữa các chủ nhân G-class, dù sở hữu thế hệ đầu tiên hay mới ra mắt.
G-class 1979
Nhưng với thương hiệu hay thiết kế thôi thì chưa đủ để làm nên "ông vua" off-road này. Nó còn có những yếu tố then chốt khác không thể bỏ qua, thậm chí là vũ khí để chiếc xe này bất bại trên những hành trình gian khó hay trong các cuộc chạy đua cùng phân khúc. Những "vũ khí" trên tất cả các phiên bản hay thế hệ của G-class gồm có:
Hệ thống 3 khóa vi sai
Hãy tưởng tượng tình huống 1 bánh của chiếc xe lọt xuống hố lớn & sâu hoặc đầy bùn trơn trượt, khiến bánh xe đó & bánh chéo góc đối diện mất độ bám. Một chiếc xe 2 cầu thông thường có thể bị mắc lầy do toàn sức mạnh của động cơ truyền hết cho 2 bánh xe mất độ bám đó, khiến chúng quy tít, trong khi các bánh còn lại có độ bám thì lại đứng im tại chỗ & chiếc xe không hề nhúc nhích.
Trên những địa hình khắc nghiệt thì hệ thống 2 cầu thông thường là chưa đủ. Để tối ưu hóa khả năng đi địa hình, "Mẹt" đã trang bị cho G-class tới 3 khóa vi sai (gồm khóa cầu trước, trung tâm & cầu sau) làm việc độc lập theo sự điều khiển chủ động của người lái. Khi phát hiện 1 bánh nào đó bị trượt, người đó khóa vi sai trên cầu đó lại, giúp lực truyền đều tới bánh còn lại để thoát khỏi chướng ngại vật. Trong khi đó, khóa trung tâm của hộp số phụ giúp truyền đều lực tới cả 2 cầu xe khi tải nặng với tốc độ chậm.
Sức chịu đựng của hệ truyền lực
Trong những tình huống khóa vi sai được phát huy, gần như toàn bộ lực kéo được dồn vào 2 trong số 4 bánh xe, thậm chí có những tình huống thực tế mà chỉ có 1 bánh nào đó còn độ bám. Điều đó có nghĩa là trục láp truyền động cho bánh xe đó, bánh răng vành chậu hay quả dứa bên trong hộp vi sai phải chịu toàn bộ sức nặng của xe. Trên địa hình hiểm trở & mắc lầy, sức nặng 2 tấn của xe sẽ tăng lên gấp bội.
Nếu không có sức chịu đựng phi thường, cơ cấu trục láp & bánh răng có thể  sẽ bị gãy & bị phá hũy rất nhanh chóng. Trong các cuộc đọ sức trong đấu trường off-road, nhiều lái xe 2 cầu khác phải mang theo mình những trục láp dự phòng, những người lái Merc G gần như chẳng bao giờ phải quan tâm đến điều đó.
Bộ khung gầm siêu cứng
Va đập - chinh phục - khám phá - đó là những mục tiêu, hay đặc tính mà các chủ nhân của Merc G mong muốn khi sở hữu chiếc xe địa hình này, chứ không phải đơn thuần là bon bon trên các xa lộ. Góp phần không nhỏ vào tổng trọng lượng hơn 2 tấn của chiếc xe là bộ khung hình thang kiểu truyền thống, được thiết kế rời với thân vỏ.
Nhiều nhà sx xe luôn nổ lực giảm trọng lượng bằng thép siêu cứng để cho ra đời những chi tiết khung gầm mỏng hơn nhưng lại có sức chịu đựng tốt hơn. Với G-class, mục tiêu hàng đầu là độ cứng, và thực tế bao năm qua cho thấy rằng khó mà tìm thấy 1 bộ khung gầm xe hơi địa hình nào vạm vỡ & cứng như G-class.
Hệ thống treo tuyệt hảo.
Thường thì 1 HT treo hoạt động tốt trên xa lộ thì biên độ dao động sẽ hẹp & gặp khó khăn khi đi địa hình. Trong khi đó, 1 HT treo có biên độ dao động lớn để vận hành tốt trên đường xấu thì lại không cân bằng tốt khi đi tốc độ cao hay ôm cua.
Mặc dù chỉ trang bị HT treo kiểu lò xo xoắn & giảm chấn thủy lực, nhưng G-class lại cân bằng 1 cách tuyệt hảo cả 2 yếu tố trên, vừa chắc chắn ở tốc độ cao vừa uyển chuyển khi đi off-road. Các chuyên gia trong lĩnh vực này nhận định rằng yếu tố để tạo nên sự cân bằng & linh hoạt trên mọi địa hình của HT treo G-class là chất liệu, độ cứng, cũng như khoảng cách bố trí của lò xo, cùng với đó là bộ giảm chấn & các thanh cân bằng được thiết kế phù hợp 1 cách hoàn hảo với trọng lượng của chiếc xe.
Một số hình ảnh Blog sưu tầm cho chiếc xe "vua off-road"  của Merc:
Xe hạng nhẹ AGF của lực lượng đặc nhiệm quân đội Đức

Xe G-Class Hawk 72 Squadron của quân đội Serbia
 Xe G-Class quân sự Wolf của quân đội Đức

Xe G-Class MB240GD của quân đội Nauy


Xu An Hi blog

Bài đăng ở đây là những cái mình thích, mong rằng bạn cũng tìm được món mình thích ở đây.

Blogroll

About

Flag Counter